Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 13: Con Người Đã Du Hành

13 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808 

 “Chỉ cần bạn suy nghĩ, thì các phi hành gia cũng đều là những người thường”

“Bay vào không gian là một thách thức mà tôi muốn chấp nhận để thử xem mình có làm nổi hay không. Phần lớn của việc làm ấy là phải đạt một mục tiêu – đó là cái cảm xúc toại nguyện khi được trở về mặt đất và nói rằng: Tôi đã làm được rồi”

“Tôi đã trở thành một phi hành gia nhờ học vấn, sự kiên trì và ân huệ của một Đức Chúa Trời yêu thương”

“Tôi đã trở thành một phi hành gia nhờ học vấn, sự kiên trì và ân huệ của một Đức Chúa Trời yêu thương”

“Tôi đã có một đức tin rất mạnh mẽ vào Đức Chúa Trời, và mối liên hệ cá nhân giữa tôi với Ngài rất chặt chẽ, gần gũi. Tôi tin cậy Ngài để hướng dẫn cuộc đời tôi. Tôi nhận thấy mối liên hệ giữa tôi với Ngài đã cho tôi một nguồn sức lực rất lớn. Đức tin vào Ngài đang giúp tôi trong các hoạt động hằng ngày, nhất là vào những điểm gay go nhất trong công việc trên không gian”

“Nhưng Đức Chúa Trời đều có người của Ngài trên mỗi nẻo đường của đời sống. Nếu họ đang làm điều Ngài muốn cho họ làm, nghĩa là điều họ phải làm – cho dù họ là các phi hành gia, thợ mộc, giáo sư, nhà báo hay bất cứ nghề nào – thì đó chính là nơi họ sẽ trở thành sáng chói nhất, và là những Cơ Đốc nhân thành công nhất”.

“Khi bạn rời khỏi Địa cầu, thì lẽ tự nhiên là bạn sẽ nhìn lên, cho dù bạn đang ở trong một chiếc máy bay hay một phi thuyền. Tôi nghĩ là đã có một loại tiếng gọi người ta hãy nhìn hướng về Đức Chúa Trời, nhưng tôi không nghĩ rằng nó ngăn trở không cho con người đang sống dưới thấp này cũng nhìn hướng về Ngài nữa. Bây giờ thì tôi đã tán thưởng nhiều hơn cái thế giới mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, cái vũ trụ mà Ngài đã sáng tạo. Đối với tâm trí tôi, thì rõ ràng là nó đã không hiện hữu do may rủi ngẫu nhiên” Đại tá Jack Lousma.

Đại tá Jack Lousma được nổi tiếng nhất là nhờ các thành tựu của ông với tư cách một phi hành gia Hoa Kỳ.

Ra đời tại Grand Rapids, Michigan, ông đã học những năm đầu tiên tại Ann Arbor trước khi đỗ bằng Cử nhân Khoa học về Cơ khí phi thuyền tại Đại học đường Michigan, và Bằng Kỹ sư Phi thuyền hậu Đại học tại Trường hải quân Hoa Kỳ năm 1965.

Sau nhiều năm thụ huấn – kết hợp với việc là thành viên của nhiều đội bay dự phòng cho các chuyến bay Apollo 9,10 và 13 – Lousma là hoa tiêu của phi thuyền Skylab-3 từ tháng Bảy đến tháng Chín 1973. Sau đó ông đã được đưa lên làm hoa tiêu của đội bay Hoa Kỳ cho sứ mạng Apollo – Soynz lịch sử vào năm 1975, khi hai quốc gia Hoa Kỳ – Liên Xô liên kết lại với nhau lần đầu tiên trong một chuyến bay vào không gian.

Ông đã được nhiều phần thưởng và vinh dự để tưởng thưởng cho công tác phục vụ của ông với tư cách một hoa tiêu phản lực cơ và phi thuyền không gian của NASA. Các tưởng thưởng ấy gồm có huy chương Danh dự của Hải quân Hoa Kỳ, huy chương vàng của thành phố Chicago, và một bằng tiến sĩ danh dự về Khoa học Phi thuyền của Đại học đường Michigan.

Jack Lousma đã trở thành một gương mặt quen thuộc trong các phòng sinh hoạt của người Mỹ châu Phi thuyền Con Thoi đầu tiên được phóng lên không gian vào tháng Tư 1981, khi ông thường xuất hiện trên Đài truyền hình CBS với cương vị phát ngôn nhân của NASA. Bản thân ông đã tham gia chuyến bay thử thứ ba của Phi thuyền Con Thoi vào tháng Ba 1982.

Đại tá Lousma đã nghỉ hưu đối với NASA tháng Mười một 1983 và đã ứng cử không thành công vào Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ năm 1984. Ông hiện là một cố vấn tự do cho các công ty hàng không vũ trụ.

Thậm chí sau khi đã du hành 24.400.000 dặm (39 triệu km), tôi thật sự đã chẳng có đi đâu cả. Mỗi một vòng trong số 858 vòng quỹ đạo tôi đã thực hiện trên phi thuyền Skylab kéo dào chín mươi ba phút. Ánh sáng thì vượt một quãng đường xa như thế trong vòng chưa đầy một phần bảy giây!

Vũ trụ của Đức Chúa Trời thật là bao la, thậm chí chúng ta không thể đo nó được bằng dặm, mà bằng năm ánh sáng. Nếu chúng ta có thể du hành theo tốc độ của ánh sáng luôn mười hay mười lăm tỷ năm, có lẽ chúng ta có thể đến được với những vật mà chúng ta chỉ có thể nhận được các tín hiệu mà thôi. Chúng ta nhận thức được rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra một vũ trụ ít nhất cũng mông mênh như thế!

Hai phi hành gia Yuri Gagarin và Gherman Titov đã trở về quỹ đạo của trái đất và nhận định rằng họ đã chẳng nhìn thấy Đức Chúa Trời ở đâu trên trời cả. Dường như họ ngụ ý muốn nói rằng họ đã thám hiểm phần lớn của cả vũ trụ rồi.

Kinh nghiệm của tôi trong không gian cho tôi một viễn cảnh khác hẳn những lời rêu rao của họ. Moscow vốn xa với Leningrad hơn là tôi cách xa Trái đất. Al Bean, Owen Garrist, và tôi đã bay theo quỹ đạo ở độ cao hai trăm bảy mươi dặm, gần với Địa cầu hơn là giữa Chicago với Cleveland.

Chúng ta đã thám hiểm được gì của vũ trụ mênh mông trong một phần của mười lăm tỷ quang niên đó. Tôi đã chỉ lên cao được khoảng một phần rưỡi ngàn giây đồng hồ ánh sáng mà thôi. (Nên nhớ một phần ngàn giây đồng hồ, là một trong một ngàn phần của một giây đồng hồ).

Những người đã đổ bộ lên mặt trăng cũng chỉ cách xa Trái đất có 250.000 dặm. Khi Đài kiểm soát chuyến bay kết thúc một bản tin truyền đến cho họ bằng máy phát thanh, đã chỉ có chưa tới ba giây im lặng trước khi họ nghe được câu trả lời. Chỉ cần gần một giây rưỡi để phần chấm dứt của bản tin từ Houston truyền đi đến mặt trăng, và một thời gian giống như thế để câu trả lời đến Địa cầu. Phải chăng loài người chúng ta đang tự hào vì đã xâm nhập được một phần thật nhỏ bé như thế của khoảng không gian rộng nhiều tỷ quang niên. Nhưng tương đối mà nói, thì thật ra chúng tôi đã chẳng có đi đâu cả, nên phải so sánh chuyến đi của chúng tôi với độ lớn của vũ trụ vô hạn của Đức Chúa Trời.

Có người nói với tôi: “Ông đã ra ngoài không gian, chắc phải có một từng trải đặc biệt về tôn giáo. Chúng tôi muốn được nghe về điều đó”.

Tôi trả lời họ: “Tôi xin lỗi. Từng trải của tôi với Đức Chúa Trời ngoài không gian chẳng khác gì từng trải của tôi với Ngài trên Mặt đất này cả”. Trong phi thuyền Skylab, tôi đọc Thánh Kinh chẳng khác chi khi tôi đọc nó trên Mặt đất, như tôi vẫn làm hằng ngày suốt nhiều năm.

Thánh Kinh không dạy thiên đàng ở đâu. Điều sách ấy dạy là Đức Chúa Trời ở khắp nơi. Lẽ dĩ nhiên là ít nhất cũng có hai chỗ, Kinh Thánh có ghi lại hai lời nhận định của một người nào đó về Đức Chúa Trời: “Kìa trời, cho đến đỗi trời cho các từng trời còn chẳng có thể chứa Chúa được thay!” (ICác Vua 8:27; IISử Ký 6:18). Người ta không thể giam nhốt Đức Chúa Trời trong không gian.

Tác giả Thi thiên từng hỏi Đức Chúa Trời: “Tôi sẽ đi đâu xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó. Ví tôi nằm dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó” (Thi thiên 139:7-8)

Thế thì rõ ràng không phải là chỗ ở bằng vật thể này của chúng ta đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời – hay đẩy chúng ta ra xa Ngài. Chỉ thay đổi vị trí thiên văn học của mình mấy giây đồng hồ ánh sáng thì chẳng ảnh hưởng gì đến mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, là Đấng cư ngụ trong toàn khoảng không gian. Chúng ta có thể mở lòng mình ra hay đóng chặt lòng mình lại đối với Ngài ở độ cao bằng với mặt biển cũng y như khi chúng ta ở trên quỹ đạo của trái đất. Cao độ của chúng ta không phải là yếu tố quyết định, như là thái độ của chúng ta. Chính thái độ tiếp nhận mở đường cho từng trải về Đức Chúa Trời của chúng ta. Thái độ từ chối của chúng ta khép kíp nó. Điều đó thật đơn giản!

Đức Chúa Trời thực hữu đối với tôi trên Trái đất cũng y như Ngài thực hữu cho tôi trong không gian, và ngược lại. Tôi có nhiều cơ hội như nhau để từng trải mối liên hệ với Đức Chúa Trời ngay trên đất này cũng y như ngoài ngoại tầng không gian.

Chúng ta có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời theo tỷ lệ nhỏ ngay trong thế giới quanh ta, cũng như có thể nhìn thấy Ngài theo tỷ lệ lớn trong vũ trụ. Nhưng điều quan trọng hơn hết, là chúng ta có thể nhìn thấy Ngài trong tác dụng mà Ngài có thể thực hiện trong đời sống chúng ta.

Xin chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó như thế này, nhờ vào chiếc địa bàn. Sở dĩ cây kim của nó chỉ hướng Bắc, là vì có những lực trường chung quanh thế giới này trải dài giữa cực Bắc và cực Nam. Chúng ta không thể nhìn thấy các lực trường ấy, nhưng có thể thấy tác dụng của chúng trên chiếc địa bàn của mình.

Chúng ta cần có trang thiết bị đặc biệt để phát giác từ trường của Địa cầu. Nếu không có một địa bàn thì chúng ta hoàn toàn chẳng biết gì được về nó.

Chúng ta cũng cần có trang thiết bị đặc biệt để phát giác ra sự hiện hữu và ảnh hưởng của Đức Chúa Trời. Ngài đã phán dạy chúng ta trong Thánh Kinh “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được; vì phải xem xét cách thiêng liêng” (ICô-rinh-tô 2:14).

Như một địa bàn phải có vật liệu chứa từ trường để đáp ứng lại với các lực của từ trường, chúng ta cũng cần có bản tính của Đức Chúa Trời trong chúng ta thì mới cảm thấy và đáp ứng lại được với thực tại thuộc linh.

Hằng ngày tôi vẫn cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài hướng dẫn tôi. Tôi từng xin Ngài hướng dẫn đời sống tôi vào nhiều đường rỗng ngõ hẹp, đã đưa tôi đến nơi tôi hiện đang ở bây giờ. Tôi tin quyết rằng nếu tôi cứ tiếp tục cầu xin Ngài hướng dẫn tôi, thì Ngài sẽ cứ vẫn làm như thế. Người đã cầm quyền trong sinh hoạt của gia đình tôi, và tôi đã có một đời sống mạnh mẽ và tốt đẹp trong gia đình. Tôi đã cầu xin Ngài canh giữ nó và hướng dẫn nó và tôi có thể thấy Ngài đang làm như thế trong đời sống của vợ tôi và các con cái tôi. Có rất nhiều, rất nhiều thí dụ tôi có thể đưa ra, trong đó tôi đã thấy Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện trong đời sống tôi và trong đời sống những thành viên trong gia đình tôi và nhiều người khác nữa mà tôi quen biết. Thật là vĩ đại khi biết rằng Ngài quan tâm đến các vấn đề của người ta – kể cả các vấn đề và nhu cầu của chính tôi nữa. Ngài lãnh đạo và hướng dẫn đời sống tôi, và khi tôi thưa chuyện với Ngài, thì lời cầu nguyện của tôi dẫn đến kết quả là được Ngài nhậm. Ngài cũng phán dạy chúng ta qua Lời Ngài, là bộ Thánh Kinh, cũng như qua hoàn cảnh tình hình và những người khác.

Hồi hãy còn là một thiếu niên, tôi đã rất chú ý đến những chiếc phi cơ. Tôi lợi dụng mọi cơ hội để theo dõi khi chúng cất cánh. Cha tôi thường dẫn tôi đến phi trường chỉ để theo dõi các máy bay cất cánh và hạ cánh, và mãi đến tận ngày nay, tôi vẫn còn thích làm như thế. Cả sau tất cả các kinh nghiệm của tôi với các phi cơ, tôi vẫn yêu thích theo dõi khi chúng cất cánh và hạ cánh.

Tôi thường tạo mẫu máy bay, và nhớ lại là hồi hãy còn rất nhỏ – hồi mới chỉ lên bốn hoặc năm tuổi gì đó thôi – tôi thậm chí đã có ý nghĩ rằng sẽ có ngày mình sẽ chế tạo ra môt chiếc máy bay nhỏ, chỉ bay bằng cỗ máy của chiếc máy giặt của mẹ tôi mà thôi. Rõ ràng là điều ấy đã không được thành công lắm!

Tham vọng của tôi bắt đầu được thực hiện khi tôi học ngành cơ khí hàng không tại Đại học đi Michigan và tốt nghiệp Cử nhân Khoa học vào năm 1959.

Tôi có hoài bão được bay rất lớn, nên trở thành một hoa tiêu của Thuỷ quân Hoa Kỳ. trong lúc không thể ngồi yên được, tôi đã học tập nghiên cứu để lấy bằng Thạc sĩ Khoa học. Rồi tôi bắt đầy bay trên các phi cơ trinh sát. khi việc đó lần lần mất đi sự thách thức, tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dẫn tôi vào một việc gì đó có mức thành tựu cao hơn.

Năm 1965, tờ nhật báo của căn cứ Thuỷ quân đăng một thông báo rằng “Đang nhận các ứng viên phi hành gia”. Bản thông cáo liệt kê các phẩm cách được đòi hỏi và mời gọi các binh sĩ Thuỷ quân nào nghĩ mình có đủ điều kiện, thì có thể nộp đơn. Cho nên tôi đã nộp đơn và chờ đợi. Những rắc rối chép lại việc chấp nhận tôi rất quan trọng. Nhưng tôi tin quyết rằng nếu Đưc Chúa Trời muốn tôi trở thành một phi hành gia, thì Ngài sẽ đưa tôi vào trong chương trình của NASA.

Trong khi đơn của tôi vẫn còn bị treo ở đó, Thuỷ quân lại đưa tôi đến vịnh Guentanamo, Cuba. Hằng ngày tôi đều vào căn trại hành chánh để hỏi xem có tin tức gì cho tôi không. Cuối cùng, sau một tháng có vẻ thật dài, tin tức đã đến. Tôi đến Houston để chịu phỏng vấn và trắc nghiệm. Cuộc tranh đua thật gay gắt. Sau một tháng dài khác nữa, Al Shepard đã gọi điện thoại báo tin vui – tôi đã được chọn!

Chúng tôi chuyển đến Houston với cái cảm xúc rõ rệt rằng đây chính là điều Đức Chúa Trời muốn cho chúng tôi làm. NASA đã chọn mười chín người chúng tôi để đào tạo thành các phi hành gia. Thoạt đầu, thì như lượt chúng tôi được bay vào không gian sẽ chẳng bao giờ đến. Tôi ở trong đội bay dự phòng của các chuyến Apollo 9,10 và 13 – và bắt đầu thất vọng vì không được tham gia các đội bay chính thức. Cho nên tôi và nhà tôi đã cầu nguyện rất nhiều.

Tôi rất muốn được bay lên mặt trăng. Nhưng thay vào đó, Đức Chúa Trời đầy tình yêu đã cho phép tôi bay gần bốn mươi triệu ki-lô-mét trong phi vụ Skylab. Và Đức Chúa Trời còn chọn cho tôi một điều tuyệt vời khác nữa trên phi thuyền Con Thôi. Nếu tôi chẳng bao giờ còn được bay vào không gian nữa, chắc điều đó vẫn chưa thật sự làm cho thế giới rung chuyển vì tôi. Điều tôi đã học hỏi được về vũ trụ chắc chắn đã mở rộng ý niệm của tôi về Đức Chúa Trời.

Cần nhớ độ lớn của vũ trụ, và cách chúng ta với nó – không phải bằng dặm hay kilômét, mà bằng quang niên (năm ánh sáng). Tôi nghĩ rằng người ta không thể nào làm việc trong lãnh vực kỹ thuật và thám hiểm không gian – nghĩa là làm quen với vẻ uy nghi và tính cách chính xác của không gian, và mở lòng mình ra với các nguyên tắc của vũ trụ – mà không tin chắc rằng nó không có thể chỉ ngẫu nhiên xảy ra hoàn toàn nhờ may rủi mà thôi. Nó phải được một Đấng Thiết kế và Tạo Mẫu bậc Thầy chế tạo phần máy móc. Công tác của tôi trong chương trình không gian đã củng cố đức tin của tôi vào Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hoá.

Nhưng Ngài còn hơn thế nữa kia. Đấng Thiết Kế Bậc Thầy Đấng Tạo Hoá vũ trụ này, còn quan tâm cho mỗi chúng ta, một cách đặc biệt và cá nhân nữa.

Về một mặt, tôi vô cùng kinh ngạc về độ lớn mênh mông của vũ trụ này. Mặt khác, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhiều vật li ti nhỏ hơn cả những vật mà kính hiển vi có thể nhìn thấy chứ chưa nói là đến mắt thường của chúng ta – là nguyên tử và các thành tố tiềm nguyên tử. Ngài đã tạo nên chúng với sự tỉ mỉ chính xác như Ngài đã làm để tạo ra cái vũ trụ bao la này. Nếu nói về độ lớn thì loài người nằm giữa độ lớn của thái dương hệ với độ lớn của một nguyên tử. Phải chăng Đức Chúa Trời đã bỏ mặc chúng ta khi phân phát các mối quan tâm của Ngài?

Về một mặt luân lý thì phải nói là không. Và từng trải của tôi về Ngài cũng thế. Ngài đã chứng minh đi chứng minh lại rất nhiều lần rằng chẳng những Ngài là một Đức Chúa Trời vĩ đại đang quan tâm chăm sóc cho cái vũ trụ vĩ đại của mình, mà cũng quan tâm chăm sóc cho từng cá nhân chúng ta, cho các nhu cầu hằng ngày của chúng ta, và cho mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài nữa.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 8517 guests and no members online

Your Language