21 CÂU CHUYỆN TỰ KỂ
CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ TIN CHÚA
Biên tập: Eric C.Barrett và David Fisher
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời Tựa
1. Đào thoát để đến với đức tin, Tiến sĩ Doris P. Dotsenko (từng là người đứng đầu ngành Vật lý hạt nhân, Viện Vật lý học, Kiev, Liên Xô)
2. Nhân và quả. Paul Adams – Juztiewicz (khoa học gia về môi sinh, người Anh gốc Ba-lan)
3. Nhìn sự vật khác hơn, Tiến sĩ Robert Selvendran (nhà sinh hoá học nghiên cứu thảo mộc người Sri Lanka)
4. Bài trừ của giả. Talib Barwani (kỹ sư điện tử người Tanzania)
5. Từ đồng bóng đến thờ phượng Đức Chúa Trời. Ron Smith sinh viên Toán học và Vật lý học sắp tốt nghiệp, Grace College, Vrinona Lake, Indiana)
6. Đức Chúa Trời của công lý. Anne Sweeney (giảng viên Toán học, Chichestrer, Anh quốc)
7. Tôi không thể giúp đỡ được cho người khác vì không tự giúp được mình! Suzan Steinmetz (nhà nghiên cứu khí tượng, Sở quốc gia về Vệ tinh môi trường, dữ kiện và Thông tin, Washington, D.C.)
8. Âu lo vì chuyện không đâu. Joseph Scottt Greeson (sinh viên hậu đại học, Đại học đường Tiểu bang Colonado)
9. Đi tìm chân lý. Tiến sĩ David Tange (giảng viên Toán học và vi tính, Trường Bách Khao xứ Wales)
10. Vượt cả Einstein. Tiến sĩ Randall J. Fisk (Nhà Vật lý học hạt nhân, Phòng thí nghiệm Fermi National Asselnation, Bataiva, Illinois)
11. Đức Chúa Trời không giấu kín được. Alexander Senyonov (sinh trưởng tại Moscow)
12. Người mặt trăng tại Moscow. Đại tái James B. Irwin (phi hành gia Phi thuyền Apollo 15 đổ bộ lên Mặt trăng)
13. Con ngưtời đã du hành đến hai mươi bốn triệu dặm. Đại tá Jack Lousma (Phi hành gia và Hoa tiêu Phi thuyền Con Thoi Hoa Kỳ)
14. Từ một đề tài về cõi trời này sang một đề tài khác. Tiến sĩ Robert C. Newman (nguyên là nhà vật lý thiên văn học, hiện là giáo sư Trường Thánh Kinh)
15. Những chiếc cầu vượt. John K. Holmes (Hiệu trưởng Trường Stony Brook, New York, NY)
16. Tôi là mắt xích hãy còn thiếu. David Fisher (Giám đốc và Trưởng ban Biên tập Radas)
17. Một nhà thám hiểu tiên phong trong y học của ngành Phẫu thuật Nhi đồng. Bác sĩ Everett Koop (Phẫu thuật gia toàn Hoa Kỳ)
18. Tìm cách kéo dài tuổi thanh xuân. Tiến sĩ Robert C. Herrmann (nguyên Giáo sư Sinh hoá học, hiện là Giám đốc chấp hành Hội ái hữu Khoa học Hoa Kỳ)
19. Giao lưu tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Richard B. Andrews (nhà tiên phong trong ngành vô tuyến điện, người Anh)
20. Có tốt lành đủ đối với Đức Chúa Trời không? Robert Peach (Kỹ sư và Chủ tịch của một Uỷ ban Kiểm tra Chất lượng và Định chuẩn của Liên hiệp quốc)
21. Sự khôn ngoan sau khi nhìn lại Tiến sĩ Eric C. Barrett (Giảng viên khí tượng học và Cảm ứng từ xa, Đại học đường Bristol, Anh quốc).
Phụ lục
1. Hiệp hội Phúc Âm Xla-vơ (SGA)
2. Viện Hàn lâm Khoa học ngành Vô tuyến điện (RADAS)
3. Vài địa chỉ hữu ích
LỜI NÓI ĐẦU
Trong một bài đọc trên đài phát thanh hồi Đệ nhị thế chiến, Sir Winston Churchill đã có lần mô tả nước Nga là một "câu đố nát óc được gài trong một điều bí mật, giấu trong một ẩn ngữ". Nếu phần mô tả của ông có thể là đứng trong lãnh vực chính trị của đời sống, thì chắc chắn là nó không đúng khi đưa sang các vấn đề có tính cách thuộc linh. Chúng ta biết rõ lập trường chính thức của chính phủ Nga trong vấn đề tôn giáo! Và có rất nhiều tín hữu Cơ Đốc nhân trong thế giới tự do vẫn quan tâm đủ để làm một việc gì đó trong vấn đề này.
Viện Hàn lâm Khoa học vô truyến truyền thanh đã có một nỗ lực như thế, nhằm đưa chân lý của Thánh Kinh xuyên thủng Bức Màn Sắt để đến với tâm trí và tấm lòng của các thính giả đài phát thanh. Được soạn thảo và sản xuất do những người tận hiến và am hiểu cả Thánh Kinh lẫn khoa học đương đại, các chương trình này đã tạo được ảnh hưởng sâu xa chẳng những trên giới bình dân, mà cả trên giới “trí thức” của thế giới Cộng sản.
Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Vô Tuyến Truyền thanh Phúc Âm Xla-vơ (RADAS), Tiến sĩ Eric Barrett là một nhân vật nổi tiếng. Tôi được gặp ông lần đầu tiên tại Bristol Anh quốc, nơi ông phục vụ với cương vị Giảng viên về Khí hậu và Cảm giác từ xa tại Viện Đại học. Công tác của ông đã đưa ông đến với mọi ngóc ngách của thế giới; ông được nhìn nhận là một chuyên gia trong lãnh vực của mình. Ông còn được thừa nhận là một Cơ Đốc nhân tận hiến mà lời làm chứng của ông cho Chúa Cứu Thế Giê-xu vốn rõ ràng và có hiệu quả.
David Fisher là Giám đốc RADAS và là người chủ biên soạn thảo các bản thảo. Nhờ phần được đào tạo và các ân tứ tự nhiên, ông là một con người lý tưởng để điều phối số tài liệu đầy phấn khích nhận được từ nhiều chuyên gia là Cơ Đốc nhân.
Đã có nhiều sách viết về “Khoa học và Thánh Kinh” nhưng quyển sách này là độc nhất vộ nhị; nó chẳng những tìm cách bảo vệ cho đức tin, mà còn nhằm bành trướng đức tin nữa! Những người đóng góp không những chỉ là các chuyên gia khoa học, mà còn là những “giáo sĩ” Phúc Âm, đang lợi dụng kiến thức về kỹ thuật của mình để mở rộng tâm trí và tấm lòng các tội nhân đang hư vong, để chân lý của Lời Đức Chúa Trời có thể chen vào!
Trong khi đọc quyển sách này, bạn sẽ được biết nhiều điều về Đức Chúa Trời và công trình sáng tạo vũ trụ kỳ diệu của Ngài. Nhưng tôi tin là bạn cũng sẽ biết quan tâm lo lắng cho nhu cầu thuộc linh của triệu triệu người đang sống bên kia Bức Màn Sắt và Bức Màn Tre của thế giới. Các chương trình phát thanh này vốn được soạn thảo không chỉ nhằm giáo dục, mà còn nhằm mục đích truyền giảng Phúc Âm nữa, để truyền đạt cho số người đang hư vong mà có lẽ chúng ta chẳng còn có phương pháp nào khác nữa để đem Phúc Âm đến cho họ.
Trong khi đọc, cũng xin bạn cầu nguyện. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời lợi dụng chức vụ của RADAS để chạm đến cuộc đời của các thính giả và đưa họ đến chỗ tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu.
“Cầu Chúa phát ánh sáng và sự chân thật Chúa ra” (Thi Thiên 43:3a)
“Cầu Chúa phát ánh sáng và sự chân thật Chúa ra” (Thi Thiên 43:3a)
WARREN W. WIERSBE
Chủ tịch Hiệp Hội Phúc Âm Xla-vơ
Giáo sư Thánh Kinh
Cộng tác với “Chương trình Phát thanh Thánh Kinh”
LỜI TỰA
Quyển sách này là các câu chuyện của những nam nữ khoa học gia đã nhận thấy cuộc đời họ được hoàn thiện nhờ đức tin đặt vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Con Đức Chúa Trời.
Bản tính của mối liên hệ giữa Khoa học về Cơ Đốc giáo đã trở thành một vấn đề quan trọng trong thời đại của chúng ta. Với một số người thì việc theo đuổi hai ngành này là trái ngược và mâu thuẫn nhau. Nhưng với số đông, thì chúng lại hài hoà và bổ sung cho nhau.
Đã có vô số tác phẩm được viết về các phương diện thần học và triết học của mối liên hệ giữa đức tin và khoa học. Rủi thay, các bình diện lý luận mà những tác phẩm như thế đã đưa ra đều thường quá khó hiểu và quá trí thức, nên chỉ đáp ứng được cho nhu cầu của một số ít người đọc chúng mà thôi. Đã có rất ít các tác phẩm đề cập mối liên hệ giữa khoa học với Cơ Đốc giáo theo một cách thức tương đối đơn giản và trực tiếp, bằng kinh nghiệm bản thân của những người thuộc cả hai giới khoa học gia và Cơ Đốc nhân tận hiến.
Quyển sách này thuộc loại thứ hai. Nó đề cập những công việc làm thực tế mỗi ngày của đời sống và các khả năng của nó, với những lời chứng của một số các nhà khoa học và lời thuyết phục của một số Cơ Đốc nhân đang sinh sống và hoạt động tích cực. Được rút tỉa từ nhiều quốc gia, đại lục và nhiều lãnh vực khoa học khác nhau, các lời chứng đều chú trọng vào các vấn đề hết sức thực tế, liên quan với các nhà khoa học lẫn tín đồ thường.
Mỗi lời chứng đều đã được soạn thảo trước nhất là để sử dụng cho Viện Hàn Lâm Khoa học Vô tuyến Truyền thanh RADAS, một chương trình tiên phong của Hiệp hội truyền thanh Phúc Âm Xla-vơ. Một số tác giả vốn là những nhân vật quốc tế nổi tiếng; một số khác đang tham gia các hoạt động hết sức thông thường; một số khác nữa hãy còn là sinh viên; và nhiều người thì chẳng hề có tên trên những tin tức hàng đầu của báo chí trên thế giới. Nhưng rõ ràng là mỗi người trong số họ đều đã được Đức Chúa Trời ban phước và sử dụng, ngay cả trong ngành khoa học của mình.
Cho nên quyển sách này được viết tặng cho bất cứ người nào, cả ở bên trong cũng như bên ngoài Hội Thánh toàn cầu của Chúa Cứu Thế Giê-xu, đang muốn tìm những lời giải đáp cho các vấn đề then chốt của thế kỷ thứ hai mươi. Nhằm chia sẻ thông điệp Phúc Âm cho số người đông nhất có thể được trên khắp thế giới, Hiệp hội Phúc Âm Xla-vơ sẽ giữ mọi tác quyền cho các hoạt động truyền giáo của mình.
Vì mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục đưa Phúc Âm đến với tư tưởng của mọi người ở khắp nơi vì Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng tôi mong rằng việc đọc các bản thảo này của Viện hàn lâm Khao học vô tuyến truyền thanh chúng tôi sẽ khuyến khích được nhiều nhà khoa học Cơ Đốc nhân khác cũng viết cho chúng tôi, để chúng tôi có thể sử dụng các sáng kiến và từng trải của quý vị cho chương trình của chúng tôi nữa.
PHỤ LỤC
1. HIỆP HỘI PHÚC ÂM XLA-VƠ
SGA (the Slavic Gospel Association) là một hội truyền giáo Tin Lành toàn cầu, phi hệ phái mà tôn chỉ là “Đem Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Giê-xu đến cho ba trăm triệu người nói tiếng Xla-vơ và những người khác nữa, theo sự hướng dẫn của Chúa”. Hội đã được Peter Deyneka, một di dân người Nga quan tâm sâu xa đến sự an vui phúc lợi thuộc linh của đồng bào mình, sáng lập năm 1934.
Hiện nay, SGA có trụ sở đặt tại Wheaton, Illinois dưới quyền giám đốc của Peter Deyneka Jr. Hội tài trợ cho khoảng 260 nhân viên phục vụ trọn vẹn thì giờ, và tiếp trợ cho nhiều cán bộ thuộc các quốc gia phía sau bức màn sắt. Chức vụ chủ yếu của hội là đài phát thanh, sách báo, truyền giảng Phúc Âm, cứu tế dân tị nạn, lập Hội Thánh và tài trợ.
2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC NGÀNH VÔ TUYẾN ĐIỆN RADAS (The Radio Academy of Science) là một nhóm ngày càng phát triển các dự án chính thức sử dụng khoa học làm phương tiện chuyển tải để truyền bá Phúc Âm và các chức vụ chuẩn bị cho việc truyền giảng Phúc Âm. Được bắt đầu từ tháng Giêng 1980 như một chương trình phát thanh bằng tiếng Nga mỗi tuần ba mươi phút, phần chương trình được phát triển của nó hiện phát thanh hướng về Liên bang Xô-viết khoảng mười lăm lần mỗi tuần từ tám trạm truyền thanh quốc tế của Cơ Đốc giáo. Chương trình hiện cũng được phiên dịch sang nhiều ngôn ngữ phụ trội để sử dụng. Các buổi phát thanh tiếng Anh đầu tiên đã được thực hiện với sự cộng tác của Đài Phát thanh Toàn thế giới và HCJB.
Một số các nội dung của chương trình đã được in lại trong các tạp chí Cơ Đốc giáo tại Tây Âu. Các tài liệu thính thị cũng đã được chuẩn bị để sử dụng trong các Hội Thánh Đông Âu. Từ tháng Ba 1982, chương trình RADAS cho người lớn đã được phát sóng bởi tổ chức “RADAS thanh hiên” dưới cái tên “Thế giới tự nhiên”. Các chức vụ này lệ thuộc phần lớn vào số tài liệu do các Cơ Đốc nhân từ khắp nơi trên thế giới đang hoạt động tích cực trong các công trình sưu tầm nghiên cứu khoa học cung cấp.
3. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH
Nếu bạn thấy quyển sách này hữu ích, hay nếu bạn muốn biêt thêm về Hiệp hội Phúc Âm Xla-vơ, xin viết thư cho:
Slavix Gospel Association
P.O.Box 1122
Wheaton, Illinois 60189 USA
Hoặc cho một trong các văn phòng quốc tế của SGA:
AV. Meeks 860
Temperley 1834
Buenos Aires, Argentina
P.O.Box 216
BoxHill
Victoria 3128, Australia
P.O.Box 280
Paget, Bermuda
37a The Goffs
Eastbourne
Eash Sussex BN21 1 HF
Great Butain
P.O.Box 2, Station K
Toronto, Ontorio MUP 2GI
Canada
P.O.Box 31337
Auckland, New Zealand
Nếu bạn muốn biết thêm về Hàn lâm viện Khoa học ngành Vô tuyến điện, hay nếu bạn sinh sống ở Bắc Mỹ và tin rằng bạn có các sáng kiến và kinh nghiệm có thể sử dụng cho các chương trình RADAS, xin viết thư cho:
Mr. David Fisher
Radas Faculty Office
P.O.Box 1122
Wheaton, Illinois 60189 USA
Nếu bạn sống ngoài Bắc Mỹ và tin rằng các sáng kiến và từng trải của mình có thể sử dụng cho các chương trình Radas, xin viết thư cho:
Dr. Eric C.Barrett
The White Home
44, Hilldale Road
Backwell, Avon BS 19 3JZ UK
Trang bìa sau
Khoa học và Cơ Đốc giáo. Từ nhiều thế kỷ rồi người ta đã tranh luận sôi nổi về mối liên hệ giữa Khoa học và đức tin vào Chúa Cứu Thế. Hai lãnh vực này có xác nhận và hậu thuẫn lẫn nhau không? Hay chính bản tính của chúng vốn mâu thuẫn nhau?
Tuy nhiên, với phần đông chúng ta, các vấn đề tối quan trọng cần quan tâm còn có tính cách thực tiễn hơn nữa. Các phát kiến khoa học hiện đại có mâu thuẫn với Kinh Thánh không? Một nhà khoa học có thể thật lòng xưng nhận đức tin của mình vào một Đấng Tối Cao hay Đấng Tạo Hoá không? Một sinh viên là Cơ Đốc nhân có thể nghiên cứu Khoa học mà đức tin của mình không bị đe doạ hay không? Có thể nào theo đuổi lãnh vực này mà chẳng hề gây tổn hại cho lãnh vực học hay không?
Các câu chuyện tự kể của hai mươi mốt khoa học gia đã trả lời cho các vấn nạn trên đây còn hùng hồn hơn bât kỳ một sách khảo luận triết học nào. Đây là các nhân vật cả nam lẫn nữ từng thành đạt trong sự nghiệp khoa học, nhưng lại nhận thấy mình còn được hoàn thiện hơn nhờ đức tin mà các vị ấy đã đặt vào Chúa Cứu Thế Giê-xu. Các vị đã không thấy hai lãnh vực ấy có mâu thuẫn nhau chút nào. Thật vậy, đức tin vào Chúa Cứu Thế của họ vốn là một sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học của họ – còn các công trình nghiên cứu khoa học uyên thâm, và các sáng kiến của họ lại là một sản phẩm của đức tin.
Các câu chuyện tự kể này của họ, sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trên một hãnh diện thực tiễn sâu nhiệm hơn – cho dù bạn là một khoa học gia, một sinh viên hay chỉ là một tín đồ thường.