Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 14: Từ Một Đề Tài Về Cõi Trời

14 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808 

 

Tại sao một vị Tiến sĩ về Vật lý thiên văn lại đổi nghề để trở thành một giáo sư chủng viện?

Sau câu trả lời thật trào lộng: “Tôi đã chuyển từ một đề tài này sang một đề tài khác về cõi trời”. Tiến sĩ Robert C. Newman đã chia sẻ tấn bi kịch đã kích thích tư tưởng của ông.

Giám đốc RADAS Dave Fisher đã phỏng vấn Tiến sĩ Newman tại cuộc họp mặt thường niên của Hiệp hội Ái hữu Khoa học Hoa Kỳ tại Eastern College, St.Denis, Pennsylvania vào tháng Tám 1981.

Tiến sĩ Robert C.Newman đã có bốn học vị Đại học và đang làm việc cho một học vị thứ năm. Ông đã đỗ bằng B.S. (Cử nhân Khoa học) về Vật lý học của Đại học đường Duke, bằng Ph.D. (Tiến sĩ) về Vật lý Thiên văn của Đại học đường Cornell, bằng M.Div. (Thạc sĩ thần học?) của Faith Theological Seminary, và một S.Tim. (Systematic Theology Master: Thạc sĩ thần học hệ thống?) của trường Thánh Kinh thần học. Ông hiện là một ứng viên bằng Thạc sĩ Thần học (Th.M. của Westminster Seminary.

Các độc giả của nhà xuất bản Moody Press được biết Tiến sĩ Newman với tư cách đồng tác giả (cùng với cố Giáo sư Peter Stoner) của tủ sách Khoa học Nói (Science Speaks) được hiệu đính năm 1976 của nhà xuất bản Moody Press. Ông cũng là đồng tác giả (với Herman J.Eckelmann, Jr. trong tác phẩm Sáng Thế Ký đoạn 1 và Nguồn gốc Địa cầu (Genesis One and the Origin od the Earth) – Inter-Varsity Press, 1977).

Hoạt động giảng dạy của ông gồm một chân hội viên Hội Bảo trợ Hậu đại học tại Quỹ Nghiên Cứu Bartol của viện Franklin tại Swarthmore, Pennsylvania và một ghế Giáo sư cộng tác các môn vật lý học và Toán học tại Shelton Gollege ở Cape May, New Jersey.

Ông hiện là giáo sư Tân Ước kinh tại Chủng viện Thần học Thánh Kinh ở Hatfield, Pennsylvania, nơi ông cũng giảng dạy các khoá học về Biện giải học và Sự trước tác giữa Khoa học và Cơ Đốc giáo. Ông còn là giám đốc của Viện nghiên cứu Liên kỷ luật Thánh Kinh một tổ chức đặt trụ sở tại Hatfield chuyên sắp xếp các chương trình thuyết giảng và cung cấp các tài liệu thành văn và ghi âm do nhiều diễn giả đề cập các đề tài liên quan đến các trường học Cơ Đốc giáo.

Tiến sĩ Newman là một hội viên của Hiệp hội Ái hữu Khoa học Hoa Kỳ và là thành viên của Hiệp hội Thần học Tin Lành.

Radas: Thưa Tiến sĩ Newman, điều gì đã khiến ông chuyển từ ngành vật lý thiên văn sang ngành Thần học?

Robert Newman: Tôi chỉ đơn giản “vặn nút” để chuyển từ một đề tài này sang một đề tài khác về cõi trời mà thôi! Nhưng nói thật nghiêm túc, thì bối cảnh khoa học của tôi trợ giúp cho sự thông hiểu thần học của mình, và cải thiện khả năng trình bày môn Biện giải học về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời của tôi một cách khoa học và dễ tin hơn.

Một yếu tố quyết định làm thay đổi trong sự nghiệp của tôi là một tai nạn thê thảm đã xảy ra tại một vườn thú. Ngay trước khi tôi hoàn tất chương trình tiến sĩ của mình tại Đại học đường Cornell, tôi tham dự một cuộc hội thảo mùa hè về tính năng động của các chất khí trong vũ trụ được tổ chức tại Đại học đường Wisconsin ở Madison.

Trong khi tôi thư giãn trong vườn thú Madison, tôi thấy một cậu bé leo qua vòng rào phía ngoài để đến gần chuồng voi. Vì tưởng rằng có cha mẹ của cậu bé sẽ bảo vệ cho cậu ta, tôi cứ thản nhiên đi bách bộ. Lúc tôi đã đi xa được khoảng 50 mét, cậu bé leo qua các song sắt của chuồng voi và bị dẫm chết.

Biến cố đó cứ ám ảnh tâm trí tôi: Tôi đã có thể cứu được cậu bé ấy không? Nếu tôi la lên cảnh cáo, có thể cậu ta đã nghe lời tôi không? Phải chăng việc không chịu hành động của tôi đã gây ra cái chết cho cậu ta?

Đức Chúa Trời đã dùng biến cố ấy để thuyết phục tôi rằng tôi cần phải tập trung các kế hoạch về nghề nghiệp của tôi để theo đuổi một điều gì cao hơn cả việc nghiên cứu các vì sao. Nếu tôi vào ngành vật lý Thiên văn, tôi vẫn có thể giúp đỡ cho các sinh viên là Cơ Đốc nhân về nhìn vấn đề phụ thuộc. Nhưng nhiều người có thể sẽ chẳng được nghe bức thông điệp của Phúc Âm, hậu quả của việc tôi chỉ theo đuổi một chức vụ như thế với chỉ một phần thì giờ của mình mà thôi.

Tôi tự hỏi chẳng hay còn có một phương pháp nào khác biệt hiệu quả hơn để đầu tư cuộc đời mình vào đó không. Phải chắc chắn nó sẽ đòi hỏi một số năm phụ trội nữa để học hỏi nghiên cứu thì mới có thể trở thành một giáo sư thần học. Nhưng hồi đó, tôi đã muốn mình phải trở thành một người có thể huấn luyện cho các thanh niên trở thành những người phục vụ Chúa có kết quả, tôi cũng muốn được cơ hội truyền giảng tại nhiều trường cao đẳng và đại học cùng nhiều Hội Thánh về các bằng cớ hiển nhiên của khoa học chứng minh rằng Thánh Kinh quả thật là Lời của Đức Chúa Trời.

Nếu tôi chọn nghề Vật lý Thiên văn, tôi có thể đóng góp một phần nhỏ vào kiến thức của thế giới: Nhưng đưa người ta quay lại với sự cứu rỗi sẽ là một con đường gây dựng được nhiều hơn để sống cuộc đời của mình.

Radas: Khi ông đề cập việc đã từng theo học tại Đại học đường Cornell trong ngành vật lý Thiên văn, nhiều người chúng tôi nghĩ đến Tiến sĩ Carl Sagan. Là khách mời của chương trình truyền hình “Cosmos”, một tác giả câu chuyện từng làm trong bìa cho tạp chí Time, Tiến sĩ Sagan thường trình bày các quan điểm đặc thù nhằm bài bác Đức Chúa Trời.

Trong thời gian học đại học của ông tại Cornell có bao giờ ông trình bày các ý kiến nào để thử nghiệm các tín ngưỡng theo Thánh Kinh của mình không?

Newman: Tôi xin nói rằng quan điểm của Tiến sĩ Segan không phải là bất thường tại đó. Ông ta vẫn chưa có mặt trong khoa vào thời gian học tập nghiên cứu của tôi, nhưng chủ nhiệm tiểu ban Thiên văn học của Đại học đường Cornell Thomas Gold. Năm 1948, cùng với hai nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh là Frad Hoylr và Hermann Bondi, Tiến sĩ Gold đã phát triển lý thuyết về “Trạng thái đứng yên” (Study – State) của vũ trụ – cái định đề cho rằng vũ trụ đã hiện hữu từ trước vô cùng, chẳng có khởi điểm. Lý thuyết ấy rất khó hoà giải với câu khẳng định trong Sa 1:1 “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.

Lẽ dĩ nhiên là kể từ lúc đó, nhiều dữ kiện đã được thu thập dẫn đến cái kết luận trái ngược với lý thuyết của các ông Gold, Hoyle và Bondi. Các chứng cứ hiển nhiên hiện nay chỉ vào câu kết luận mạnh mẽ rằng vũ trụ này đã có một khởi điểm dứt khoát.

Tiến sĩ Gold không phải là một người công khai chỉ trích Cơ Đốc giáo như ông Sagan, nhưng các giáo sư của tôi thỉnh thoảng cũng có nói đến điều vốn gợi ý rằng Cơ Đốc nhân đã lỗi thời rồi đó. Thí dụ, trong những cuộc thảo luận của chúng tôi về lịch sử của Khoa học, họ vẫn nhấn mạnh trên cách thức mà một số quan điểm Cơ Đốc giáo từng gây trở ngại cho sự tiến bộ của khoa học – như trong trường hợp của Copernicus.

Radas: Các quan điểm của họ có làm rúng động được đức tin của ông không – dù là tạm thời?

Newman: Không, phần lớn vì tôi đã học biết nghiên cứu nhiều quan điểm phê bình chỉ trích Thánh Kinh vào những ngày tôi chưa vào đại học.

Tôi đã lớn lên gần Washington D.C. Cha mẹ tôi là tín hữu, nên mẹ tôi đã dạy tôi rất nhiều điều về Kinh điển ngay trong gia đình. Hồi tôi còn bé, chúng tôi thường đến một nhà thờ thuần chánh về giáo lý của Thánh Kinh, tuy cùng với năm tháng, nó ngày càng theo xu hướng tự do hơn.

Tuy nhiên, khi vào cao đẳng, tôi cảm thấy có sự xung đột trong tâm trí tôi về vấn đề chẳng hay quả thật Đức Chúa Trời có phán dãy qua trung gian bộ Thánh Kinh không. Tôi đã phải theo học nhiều khoá về tôn giáo, đặt nhiều vấn đề mà tôi không biết phải trả lời như thế nào. Trái với những gì cha mẹtôi đã dạy, các giáo sư của tôi chỉ xem Thánh Kinh như một bộ sưu tập tư tưởng của nhiều người đang quờ quạng đi tìm Đức Chúa Trời, chứ không phải là một bức thông điệp đích thực từ chính Đức Chúa Trời gởi đến.

Radas: Ông đã làm thế nào để quyết định lập trường nào là đúng?

Newman: Gặp trường hợp như thế, tôi bắt đầu ghi nhận rằng lời giải thích một số đoạn nào đó trong Thánh Kinh đã không phù hợp với các dữ kiện trong đó cũng như cách giải quyết chính thống của vấn đề ấy. Tôi đặc biệt nhớ một đoạn trong sách Đa-ni-ên. Các thần học gia tự do dạy rằng đó nguyên là một lời tiên tri, đề cập một thời gian giữa Đa-ni-ên và các vua Ma-ca-bê.

Nhưng khi tôi tính thời gian của thông tin đã đưa ra trong khúc sách ấy, thì thấy cách lý giải tự do đã sai đến khoảng một thế kỷ. Trái lại, nếu lệnh truyền xây lại Đền thờ đề cập thời của Nê-hê-mi, thì các lời tiên báo ấy được tính đúng cho Chúa Giê-xu ra đời với cương vị Đấng Mê-si-a. Các lý giải chính thống dường như đã chạm vào mục tiêu thật chính xác.

Tôi được giúp ích phần nào nhờ tiếp xúc với các văn phẩm của C.S.Lewis – là những tác phẩm đầu tiên tôi được thấy của một nhà trí thức đồng thời cũng là một nhà trí thức Cơ Đốc nhân. Tác phẩm của Lewis cho tôi thấy là quả thật có những lời giải đáp cho các thắc mắc đã đặt vấn đề cho tâm trí tôi.

Hồi đó, tôi không biết chắc chẳng hay một thông điệp có thể thật lòng tin vào các phép lạ không. Nhưng Lewis đã giúp cho tôi thấy rằng cũng như chúng ta có thể hành động hoặc khiến cho một việc xảy ra mà nếu chúng ta không làm thì nó sẽ không xảy ra, thì cũng thế, Đức Chúa Trời có thể tạo ra và điều động các biến cố. Thí dụ, nếu tôi đặt cây bút trên bàn, thì tự nó, nó sẽ không thể nào bay vào không khí. Nhưng tôi có thể can thiệp vào để thực hiện việc đó.

Hành động của một người nâng cây bút lên là “siêu nhiên” theo nghĩa là các thành phần bất động của cõi thiên nhiên không thể nào thực hiện một hành động như thế. Đức Chúa Trời còn có thể làm việc cả trong một bình diện cao hơn các công việc của loài người. Chúng ta định nghĩa các hành động “siêu nhiên” của Ngài là phép lạ – tức là những hành vi bất khả thi đối với loài người, nhưng ở trong quyền hạn mà Đức Chúa Trời có thể thực hiện.

Có lẽ điều còn quan trọng hơn cả việc tranh luận giữa các ý thức hệ, là tôi đã thấy được các kết quả của các quan điểm khác nhau. Kết quả mà các giáo sư theo hoài nghi chủ nghĩa của tôi tạo ra, là một thứ tôn giáo vô quyền. Trái lại, cha mẹ tôi là những người đã từng được tiếp xúc một cách cá nhân với Chúa Cứu Thế, nên Ngài đã đem đến sự thay đổi không chối cãi vào đâu được cho đời sống người ta.

Radas: Thế thì Đại học đường Cornell không phải là nơi đầu tiên mà ông từng ứng dụng một số lần “toát mồ hôi” tâm lý thật sự trong việc quyết định chẳng hay Cơ Đốc giáo của Thánh Kinh có ý nghĩa hay không?

Newman: Đúng thế. Rồi khi họ bắt đầu đặt vấn đề về cách thức mà một vài quan điểm Cơ Đốc giáo đã gây trở ngại cho sự tiến bộ của Khoa học, tôi đã chẳng phải chờ lâu mới phát giác được cái sự kiện rằng các quan điểm sai lầm của bất kỳ một đề tài nào cũng đều gây trở ngại cho sự tiến bộ cả.

Một số các giáo sư đã trích dẫn một số cách hiểu đã lỗi thời về một số khúc Thánh Kinh chọn lọc để đem đối chiếu chúng với các lý thuyết khoa học hiện đại để kết luận rằng Thánh Kinh hồi thế kỷ hai mươi, với những cách lý giải Thánh Kinh hồi thế kỷ thứ mười bảy khẳng định rằng khoa học cao hơn Thánh Kinh vì những cách hiểu biết mới đây về các hiện tượng khoa học cao hơn những cách lý giải Thánh Kinh đã không còn được dùng nữa, thì không phải là công tác sưu khảo đúng đắn.

Tôi tin quyết rằng Thánh Kinh hoàn toàn đáng tin cậy. Nhưng cách chúng ta hiểu nó – nhất là các đoạn có liên hệ dây mơ rễ má với khoa học – thì đều được sửa đổi theo từng thế kỷ. Việc tranh luận phải thật sự là giữa những gì đã được hiểu đúng về những gì Thánh Kinh dạy trên cơ sở là các thông tin hiện đại, với các công trình kiến trúc vô thần trên cơ sở là các phát kiến hiện đại – đối chiếu vô thần chủ nghĩa hiện đại với Cơ Đốc giáo hiện đại, chứ không phải so sánh đối chiếu vô thần chủ nghĩa hiện đại với Cơ Đốc giáo của thời xa xưa.

Radas: Theo nhận định của ông, phải chẳng bảo rằng tự nó, Thánh Kinh chẳng hề gây trở ngại cho sự tiến bộ khoa học, nhưng thỉnh thoảng cách lý giải bộ sách ấy của một người nào đó có gây ra chuyện ấy mới là công bằng?

Newman: Vâng. Những người trong chúng tôi đang tin cậy vào Chúa Giê-xu vẫn còn là con người và có thể sai lầm. Một số người chúng tôi vẫn chưa thận trọng đủ để phân biệt những câu “Đức Giê-hô-va phán vậy” của lời mạc khải, với những câu “có người nói như thế này” khi lý giải Thánh Kinh.

Radas: Ngoài vấn đề khám phá ra một sự chung nhất trí thức trong Cơ Đốc giáo, còn có loại cảm thức cần thiết nào hấp dẫn ông đến với Chúa Cứu Thế nữa không?

Newman: Ngay hồi còn rất trẻ, tôi đã hiểu rằng Đức Chúa Trời là công chính, rằng tôi đã làm phật ý Ngài và đáng bị trừng phạt vì chưa tốt lành thánh thiện đủ. Năm lên bảy tuổi, tôi đã cùng cầu nguyện với vị mục sư của cha mẹ tôi để xin Đức Chúa Trời tha tội cho tôi.

Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu các hàm ý của những gì mình đã làm đó cho đến khi tôi được dạy bảo sâu nhiệm hơn về Thánh Kinh tại Đại học đường Cornell. Herman Eckelmann Jr. vốn là người hợp tác nghiên cứu tại Trung tâm Cornell về Vật lý học vô tuyến truyền thanh và Nghiên cứu Không gian. Tạo Faith Bible Church (Hội Thánh tin Thánh Kinh) ở Ithaca, NewYork, ông thường dùng phương pháp giáo dục kết hợp khoa học với Thánh Kinh để giúp đỡ các sinh viên cao đẳng. Nhiều người trong số họ đã gặp được Đức Chúa Trời nhờ lời truyền dạy của ông. Phần nhiều đó là nhờ tấm gương tốt của ông, cùng với gương tốt mà tôi cảm thấy là đã được Đức Chúa Trời kêu gọi vào một loại chức vụ giảng dạy tương tự như thế.

Tôi nghĩ là mình còn cảm thấy một nhu cầu khác nữa chung với toàn thể nhân loại – nhu cầu hiểu rõ vai trò của mình trong vũ trụ này, để tìm cách tự hoàn thiện. Tôi đã tìm thấy rằng Cơ Đốc giáo của Thánh Kinh đã đưa những lời giải đáp thoả đáng về đời sống là gì và ý nghĩa của nó.

Đức Chúa Trời đã xây dựng một vũ trụ vô cùng phức tạp, và Ngài đã dựng nên nó sao cho nếu mọi người đều muốn đi theo đường riêng, thì họ có thể làm như thế đến một giới hạn nào đó. Vũ trụ này thật ra là một mảnh đất để thí nghiệm về luân lý đạo đức.

Radas: Có phải ông ngụ ý muốn nói rằng Đức Chúa Trời còn hơn cả là Đấng Tạo Hoá công bằng và quyền năng của vũ trụ này – rằng Ngài còn đích thân quan tâm đến từng người một trong số hơn bốn tỷ sinh linh của Ngài nữa?

Newman: Đức Chúa Trời đã chứng minh sự kiện đó trong đời sống, việc giáo dục và tiếng Ngài đã gọi tôi – Tôi đã chọn trường cao đẳng hồi chưa tốt nghiệp, trước hết là vì tôi đã được giúp đỡ về tài chính để trả học phí. Tại đó, mọi thứ đã như một món “tạp-pín-lù” nên suýt nữa thì tôi đã không vào được. Đến phút chót, họ đã gọi tôi đến để phỏng vấn và cấp học bỗng ấy cho tôi.

Thế nhưng trường cao đẳng ấy đã có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định cuối cùng sau này của tôi là đến dạy tại một chủng viện, vì nó đã đặt ra vấn đề phê bình. Thánh Kinh đến một cao độ khiến tâm trí tôi phải cho là quan trọng để tôi phải trả lời chi tiết cho những lời tố cáo bằng những lời giải đáp thật chi tiết.

Học trường Cornell ở cấp đại học quả là một sự sắp xếp do quyền năng thần hựu. Thoạt đầu, tôi thậm chí chẳng có ý định đến xin học ở đấy. Nhưng người giám hộ của tôi khuyên tôi nên nộp đơn xin thêm vào nhiều trường khác nữa. Lẽ dĩ nhiên, từng Cornell là nơi Herman Eckelmann đã có ảnh hưởng sâu xa đến sự trưởng thành thuộc linh và các kế hoạch nghề nghiệp của tôi.

Và lẽ dĩ nhiên là còn có biến cố của cậu bé trong vườn thú nữa. Những việc như thế vốn không thường xảy ra lắm. Thế nhưng, tôi đã “tình cờ” có mặt tại đấy đúng vào khoảnh khắc thê thảm nhất, và Đức Chúa Trời đã lợi dụng nó để khiến tôi quyết định theo nghề dạy học vì Ngài.

Radas: Nhiều khi tôi vẫn gọi các biến cố có vẻ như do quyền năng thần hữu sắp xếp đó là “những điều trùng hợp được phối trí”. Ông nói thế nào về việc đó?

Newman: Tôi thích câu nói ấy, theo nghĩa mỉa mai của nó. Nếu các biến cố quan trọng như thế trong đời sống tôi chỉ là do trường hợp ngẫu nhiên, thì chắc chắn là chúng vốn là trường hợp ngẫu nhiên một cách lạ lùng.

Tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời mong cho tất cả các Cơ Đốc nhân hành nghề Vật lý Thiên văn đều phải đổi nghề. Đức Chúa Trời có sự hướng dẫn cá nhân cho từng người một.

Trong trường hợp của tôi, bối cảnh khoa học của tôi giúp tôi hiểu rõ quyền năng và sự không gian của Đức Chúa Trời, và mở rộng thêm phần khả năng của tôi để trình bày một môn biện giải học khoa học đáng tin về sự hiện hữu của Ngài. Tôi tin quyết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo nên các vì sao, cũng dùng sự khôn ngoan và quyền năng lớn lao của Ngài để hướng dẫn mỗi người đi vào một nghề nghiệp, sẽ là một nếp sống mãn nguyện và gây dựng được nhiều nhất.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 11767 guests and no members online

Your Language