Sách Khải Huyền (Sự mặc khải của Giăng)
Tác Giả: Giăng
Ðề Tài: Sự làm trọn
Thời Gian Ghi Chép: Khoảng 95 năm sau Công Nguyên
Khải huyền là sách cuối cùng của Kinh Thánh bày tỏ nhiều sự kiện lớn, mà qua đó lịch sử về sự làm trọn thi hành, bao gồm cả sự mặc khải về Chúa Giêxu Christ vào lúc sự trở lại lần thứ hai của Ngài. Chữ `Khải Huyền`mà đã được dùng làm đầu đề sách, chữ này đến từ chữ La-tinh `revelatio`, nó có nghĩa cũng giống như chữ Hy-lạp `apokalysis` (sự bày tỏ) về điều mà trước đây đã bị giấu kín hoặc chưa biết.
Trong sự biểu lộ của đề tài chính là Chúa Giêxu Christ ở trong sự vinh hiển được bày tỏ ra, ngược lại với hình ảnh ở trong bốn sách phúc âm, trong đó Ngài thể hiện trong sự khiêm nhượng. Trong Khải Huyền Ðấng Christ được xem là `Ðấng đã có và còn đến` (1:4). Ngài đứng trong sự liên kết với các Hội Thánh (1:9 - 3:22), với sự buồn khổ (4:1 - 19:21), đất nước 1000 năm (20:1-10) và tình trạng trong sự đời đời (20:11 - 22:21).
Ðấng Christ được tỏ ra trong sách này là: Ðấng cai trị trên các vua của thế giới (1:5), là chàng rể và là đầu của Hội Thánh (2:1 -3:22; 19:7-9), là sư tử từ chi phái Giuđa (5:5), là Chiên Con bị giết (5:6, 12, v.v.), là thầy tế lễ thượng phẩm (8:3-6) và là Vua cùng là quan xét (19:11 -20:15)
Sách thuật lại những gì mà sứ đồ Giăng đã thấy và nghe. Những dấu hiệu luôn được sử dụng. Những sự kiện của Cựu Ước và những lời tiên tri trong Cựu Ước được nêu tới phần nhiều. Vị trí của những sự xảy ra hay thay đổi từ dưới đất đến trên trời và trở lại dưới đất. Ủây là một sự thuật lại về tòa án thánh và trận chiến, là điều sẽ bao gồm cả trái đất.
Ba đoạn đặc biệt của Khải Huyền mà phải chú ý đến. Giăng đã được truyền lệnh ghi chép lại trong 1:19 về 1. Những sự trong qúa khứ `những sự ngươi đã thấy`, nghĩa là khải tượng ở đảo Bát-mô (1:1-20); 2. Những sự hiện tại `cái gì`, nghĩa là những Hội Thánh hiện thời (2:1 -3:22); và 3. Những sự tương lai `điều gì xảy ra sau đó`, nghĩa là sự kiện sau thời kỳ của Hội Thánh (4:1 - 22:5). Ðiều chú ý quan trọng là từ đoạn 4 của sách viết về những sự kiện tương lai.
Ðoạn lớn thứ ba của Khải Huyền (4:1 - 22:21) được biểu hiện qua những nhóm của 7 sự kiện: 7 nút ấn (4:1 - 8:1), 7 loa kèn (8:2 - 11:19), 7 cái bát (15:1 - 16:21), 7 sự phán xét (17:1 -20:15) và 7 điều mới (21:1 -22:21). Những đoạn quan trọng mà được viết xen vào cũng phụ thêm hay muốn giải thích rõ thì phải chú ý. Như những người sống sót Giuđa và những người thánh từ trong sự chịu đau khổ (7:1-17); Thiên sứ, sách nhỏ và cả hai người làm chứng (10:1 - 11:14); Chiên con, những người sót lại và sự công bố phúc âm đời đời (14:1-13); Sự nhóm lại của các vua thế gian cùng sự chuẩn bị của Ha-ma-ghê-đôn (16:13-16) và sau cùng là bốn tiếng Ha-lê-lu-gia ở trên trời. Những đoạn này không đưa sự kể lại tiên tri đi tiếp, mà những đoạn này nhìn trở lại và nhìn về phía trước, nó tổng quát qúa khứ và nhận lấy trước tương lai. Nên thứ tự của sự kể lại không luôn luôn theo số thứ tự. Sự liên kết chủ yếu được chắc chắn bởi những sự kiện, là những điều được mô tả qua những dấu hiệu như cái ấn, loa kèn và những cái bát.
Mục đích chính của quyển sách nằm ở chỗ là đưa ra kiến thức cho sự mặc khải Ðấng Christ. Sự chú ý đặc biệt là thời gian chịu nạn được đưa ra (đoạn 4-19), là thời gian có thể trùng hợp với 70 tuần lễ của Ðaniên (Ðaniên 9:24-27). Sự chịu nạn lớn, một phần nửa của `tuần lễ`đó được rất chú ý đến. Ðiểm cao của sách là bắt đầu với sự mặc khải của Chúa Giêxu Christ trong đoạn 19.
Người giải nghĩa của sách Khải Huyền nên phải giữ chú ý về 2 chỗ trong Kinh Thánh: I Phiêrơ 1:12; II Phiêrơ 1:20-21. Nhiều điều trong đó là những điều bây giờ còn mờ tối thì sẽ được rõ ràng cho những người được viết khi thời gian đến gần.
Sách này được chia ra như sau:
Mở đầu 1:1-3
I. Sứ điệp của Ðấng được tôn cao gửi đến bảy Hội Thánh 1:4-3:22
II. Sự mở quyển sách với bảy dấu ấn 4-6; 8:1
III. Sự xen vào: Giuđa và các dân tộc, là những người được cứu trong khi chịu khổ 7
IV. Sự phán xét của bảy cái loa 8:2-9:21; 11:15-19
V. Sự xen vào: 10:1-11:14
VI. Những cá nhân đặc biệt 12
VII. Sự nổi lên và sự cai trị của con thú và những tiên tri giả 13
VIII. Sự xen vào: đoạn 14
IX. Bảy bát thạnh nộ 15-16
X. Sự phán xét về Babylôn 17-18
XI. Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và tiếp là đất nước một ngàn năm 19:1-20:6
XII. Sự phán xét cuối cùng và thành thánh 20:7-22:5
XIII. Sứ điệp cuối cùng của Kinh Thánh 22:6-19
Kết thúc 22:20-21
Lời giới thiệu KT dịch từ tiếng Đức bản Kinh Thánh SCOFIELD (1972) - Hanh Le
Kinh Thánh Tiếng Việt 1925
©1998 Liên Hiệp Thánh Kinh Hội. Bản quyền được bảo lưu.
Bản thâu âm Kinh Thánh Tiếng Việt 1925 ©Nguyễn Thỉ, 2002.
07.NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ CÁ TÍNH CỦA SA TAN
Liên hệ đến Satan, Kinh Thánh thường dùng đại từ nhân xưng (Gióp 1:8; Mathiơ 4:10; Giăng 8:44). Kinh Thánh không bao giờ gọi Satan là “nó”, như là một ảnh hưởng, nhưng khi nói về hành động của Satan thì dùng từ “hắn“, chứng tỏ Satan là một nhân vật. (Gióp 1:9-11; Mathiơ 4:1-11; I Giăng 3:8; Giu đe 9). Satan rình mò và lập kế hoặch chống nghịch cùng dân sự Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh chúng ta biết Satan gào thét, một ảnh hưởng thì không thể gào thét, nhưng Satan đã gào thét.
Tìm Kinh Thánh
Câu Gốc Hằng Ngày
Câu Kinh Thánh Trong Ngày
Lịch Đọc Kinh Thánh Trong 1 Năm
Lịch Đọc Kinh Thánh Trong Tuần
02.THỰC CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN THUỘC LINH
Trước hết chúng ta phải công nhận rằng cuộc chiến thuộc linh đang diễn ra Sách Êphêsô - các người nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng đây là cuốn sách chứa đựng chân lý cao nhất liên quan đến Hội Thánh Đấng Christ, là sách nhấn mạnh đến cuộc chiến chúng ta đang khảo sát ở đây. Sau khi nói đến những giai đoạn khác nhau của đời sống Cơ Đốc Nhân trên đất, vị Sứ Đồ đã được cảm động kết luận điều nầy: ”TÓM LẠI, HỠI ANH EM YÊU DẤU CỦA TÔI, HÃY MẠNH MẼ TRONG CHÚA VÀ TRONG QUYỀN NĂNG CỦA SỨC LỰC NGÀI.
Nasa Và Kinh Thánh
Đây là một sự thật dành cho những nhà khoa học và cho tất cả những sinh viên nào đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác về mức độ xác thật của Kinh Thánh. Và đây cũng là một trong những điều đã tỏ ra Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo lạ lùng, và Ngài đã tể trị trên muôn vật. Bạn có biết rằng có một chương trình không gian đang bận rộn chứng minh rằng điều được gọi là "hoang tưởng" trong Kinh thánh là sự thật không?
Đang có 1072 khách và không thành viên đang online
Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.