Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 16: Tôi Là Mắt Xích Hãy Còn Thiếu

16 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808 

 

Điều vốn khởi đầu như một trò tiêu khiển cho David Fisher giờ đây đã trở thành một chức vụ phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ cho hơn một tỷ người nghe hiểu.

Là người cùng biên tập quyển sách này, ông đã phục vụ tại ba trạm phát tuyến của Đài Phát thanh cho toàn thế giới (TWR), một mạng lưới phát thanh truyền giáo mạnh đến sáu triệu Watts, phủ sóng đến 80 phần trăm lãnh thổ thế giới. Hồi còn phục vụ cho công tác phát thanh hải ngoại năm 1971, một gợi ý tình cờ của một bạn đồng sự người Hung-ga-ri đã làm nảy sinh trong ông một gánh nặng là đem Phúc Âm đến cho những người ở xa mà trước đó đã bị bỏ quên – và một loạt những điều “trùng hợp được điều phối” đã được hoạch định để biến nó thành khả thi.

David Fissher đỗ Cử nhân Anh văn tại Trường Cao đẳng Roberts Wesleyan ở Rochester, New York. Sau đó, ông chọn môn học chính là kỹ thuật phát thanh truyền giáo tại Viện Thánh Kinh Moody, và tốt nghiệp năm 1960.

Sau thời gian vừa học tập vừa công tác tại Viện Nghiên cứu Slavix ở Wheaton. Illinois, ông hoàn tất bằng Thạc sĩ Văn chương về công tác truyền giáo liên văn hoá (inter-cultural) tại trường Cao đẳng Wheaton năm 1965.

Ông từng công tác với cương vị Kỹ sư Trưởng tại một trạm Phát thanh Cơ Đốc giáo (WDAC, Lancaster, PA) từ 1960 đến 1963. Tháng sáu 1963 ông cùng với vợ là Doris và gia đình bắt đầu làm việc với Đài Phát thanh cho Toàn thế giới (TWR) tại Monte Carlo, Monaco. Công tác này còn được tiếp tục với nhiều nhiệm vụ khác nữa tại tổ chức các trạm phát thanh ở Thuỵ sĩ, Phi Châu và trên đảo Guam ở Thái Bình dương.

Gia đình Fisher có ba người con: Louise hiện đã lập gia đình và sinh sống tại New Ampshire; Joy, đang hoàn tất luận án Tiến sĩ Tâm lý học của cô tại Đại học đường Minnesota; và Paul, vừa mới lên cấp cao đẳng, học khoa học vi tính. Năm 1978, Fisher yêu cầu TWR cho ông vay tiền “để đáp ứng nhu cầu cho một chương trình chuyên biệt của Hội Phúc Âm Slavix (SGA). Ông đã trở thành giám đốc của Viện Hàn Lâm Khoa học ngành Vô tuyến điện (RADAS), phát thanh một chương trình cùng sử dụng các tài liệu của cả hai tổ chức SGA và TWR.

Thêm vào cho hơn một ngàn văn bản phát thanh, ông còn là tác giả của mấy chục bài đầu các bài đăng trên các báo Moody Monthly, Alliance Witness, Christian Reader, Evangelical Beacon, và Young Ambassador.

Giọng ngọt như đường của người quảng cáo thương mại trên TV hỏi: “Nếu từ nay cho đến khi mãn đời, mỗi tuần lễ bạn đều có năm trăm Mỹ kim, thì bạn sẽ làm gì?”

Tôi cười thầm khi nghĩ đến các giải thưởng mà anh ta đang quảng cáo. Nhưng khi suy nghĩ về câu hỏi của anh ta, tôi đã trả lời bằng một câu mà cả đến tôi cũng phải ngạc nhiên: “Nếu suốt cả đời tôi chẳng nhận được một Mỹ kim nào, tôi nghĩ là mình cũng sẽ làm đúng cái công việc mà mình hiện đang làm đây!” Tôi đã tự nói với mình như thế.

Tôi đã dấn thân vào cái nghề thật mãn nguyện này như thế nào? Xin vạch lại các điểm trục dọc theo nẻo đường ấy.

KEDVES HALLGATOINK “giọng Hung-ga-ri trong phòng ghi âm bên cạnh tấm kính cách âm bắt đầu, và tôi nghĩ: Quả là một cách nói lạ lùng để chào. Thưa quý độc giả thân mến”.

Trong khi theo dõi các máy kiểm soát của phòng ghi âm, nhiều phút tiếp theo đây đều sẽ là những âm thanh “tàu bay tầm bậy” đến với tôi. Nhưng tôi biết rằng Anh ngữ cũng chẳng có bao nhiêu ý nghĩa đối với đa số người trên thế giới cũng như tiếng Hung-ga-ri đối với tôi vậy. Chính vì lý do ấy mà Đài phát thanh cho toàn Thế giới (TWR) của các giáo sĩ chúng tôi đã phải phát thanh bằng bảy mươi ba ngôn ngữ. (Từ ngữ “Hễ ai” quả thật là một từ ngữ vĩ đại!).

Trong lúc phát thanh viên người Hung-ga-ri tiếp tục nói, tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi đã gặp Joe Steiner, con người mảnh dẻ cao sáu thước (Anh: foot; 1,80 mét) mà giọng nói sang sảng đang vang lên từ chiếc máy ghi âm chính. Chúng tôi từng học chung với nhau tại Viện Thánh Kinh Moody ngay sau khi anh rời khỏi quê hương mình năm 1956.

Joe tin quyết rằng Đức Chúa Trời muốn anh chuẩn bị một loại chức vụ Cơ Đốc giáo gì đó. Một vị giáo sư nghĩ rằng chắc Joe đã hiểu sai sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời – rằng giọng Anh rất nặng của anh sẽ gây trở ngại cho chức vụ truyền giảng của anh.

Nhưng Chúa đã chỉ cho Joe thấy tại sao Ngài lại muốn anh nói tiếng Hung-ga-ri giỏi hơn tiêng Anh. Tiếng nói của anh đang chạy qua các máy móc dưới các ngón tay tôi, trên đường đến tai hằng mười lăm triệu người nói tiếng Hung-gia-ri tại Hung-ga-ri và các lân bang. Chúng tôi thường chưa chịu ngưng khi đã hết giờ làm việc, vì Joe cứ nhằm đạt được phẩm chất cao hơn. Sau khi chúng tôi cầu nguyện cho việc mở rộng thêm phòng âm nhạc tiếng Hung-ga-ri của chúng tôi từ chỉ có tám bài hát đầu tiên, gia đình tôi với tôi đã dành ba kỳ nghỉ hè để ghi âm 180 bài hát bằng tiếng Hung-ga-ri và Tiệp Khắc. Đức Chúa Trời có nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi bằng cách chỉ ngón tay của Ngài vào đám người đang cần được Ngài quan tâm đến họ, hay không?

Sau một buổi ghi âm năm 1971, Joe đã không chịu rời phòng thu âm. Miệng anh vẫn còn méo xệch khi tự trút đi gánh nặng của mình: “Dave này, chúng ta đang có vấn đề. Những người không tin Chúa chẳng cho những gì chúng ta đang nói với họ là nghiêm túc. Họ đã được dạy rằng Thánh Kinh là một bộ sách do người ta viết ra, còn khoa học thì đã chứng minh rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu. Chúng ta có thể làm gì đây?” Cầu nguyện và thảo luận đã thuyết phục cả hai chúng tôi rằng chúng tôi cần phải trả lời cho các phản biện của những kẻ vô tín, và dựng lên một chứng nhân đáng tin hơn cho Cơ Đốc giáo tại Hung-ga-ri. Sau công tác đã được giao hằng ngày, tôi về nhà để sưu tầm số tài liệu thích hợp – viết ra bằng Anh văn cho Joe phiên dịch.

Chẳng bao lâu, Joe phấn khởi nói cho những người ở các tiểu ban phát thanh khác của TWR về các bản thảo ấy, Nhiều người trong số đó cũng quyết định phiên dịch chúng ra ngôn ngữ của họ.

Tổng số những người có thể nghe chương trình theo ngôn ngữ của họ đã vượt mức một tỷ vào năm 1978 – khi trạm mới tại đảo Guam của TWR bắt đầu phát thanh hướng về Trung quốc bằng tiếng Quan thoại và Quảng đông. Lúc ấy, tôi được thuyên chuyển sang Guam, nơi tôi đã tiếp tay dựng lên trạm phát tuyến và được giao phó thêm trách nhiệm.

Có một điều đã thật sự gây bối rối cho tôi: Trong khi các bản thảo hướng ra ngoài cứ ngày càng tăng, thì số thì giờ để sưu tầm và viết chúng ra cho phù hợp lại bị thu hẹp. Phải chăng Đức Chúa Trời đang muốn phán dạy tôi một điều gì đó?

Đến cuối năm ấy, một sự “điều phối trùng hợp” đã giải đáp cho câu hỏi ấy. Một giáo sĩ lãnh đạo nghiên cứu một bản tin của ban trị sự một Hội Thánh, nơi ông được mời đến giảng. Peter Deyneka Jr. Tổng Giám đốc Hiệp hội Phúc Âm Slavic (SGA) tại Wheaton, Illinois, nhận được một bức thư của một trong các giáo sĩ bạn tôi nói về đảo Guam.

Mục sư Deyneka rất quan tâm khi đọc thấy rằng trạm phát tuyến mới của TWR gồm luôn tiếng Nga trong chương trình của mình nữa. Ông gởi một thư, hỏi những phần nào trong khu vực rộng lớn hơn Liên bang Xô-viết đến mười một lần mà chúng tôi muốn truyền thanh đến, vào giờ nào trong ngày, và bằng mẫu tự để trả lời nào. Vị giáo sĩ nhận được yêu cầu đó đã chuyển cho tôi bức thư ấy để trả lời. Câu trả lời theo thói quen của Peter là: “Xin cám ơn về thông tin này” được kèm theo một số bán nguyệt sang của SGA có tên là “Cầu nguyện và cảm tạ”, đề cập một kế hoạch bắt đầu một loạt bài phát thanh cho các học sinh sinh viên và những người Xô-viết hoài nghi nói ngắn gọn là của Hàn lâm việc khoa học ngành Vô tuyến điện hay vắn tắt là RADAS.

Phải chăng đây là câu trả lời cho cái gánh nặng ngày càng tăng của tôi là muốn mở rộng phương diện viết của chức vụ của tôi? Hay chỉ là một cám dỗ để đưa chúng tôi đi sai đường? Nhà tôi là Doris đã cùng tôi cầu nguyện thiết tha. Chúng tôi có nên quan tâm đến vấn đề đó hay không? Há không phải Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng tôi vào một chức vụ suốt đời là phải làm giáo sĩ trên đài phát thanh tại một nơi ở hải ngoại hay sao? Làm thế nào để chúng tôi có thể biết chắc?

Muốn tìm cho ra, tôi đã viết thư cho Mục sư Deyneka, tóm tắt kinh nghiệm quá khứ của tôi và gởi kèm theo các bản thảo mẫu để ông có thể thẩm định xem nhu cầu của ông có phù hợp với khả năng cung cấp của chúng tôi không.

Sau khi đọc thư tôi và hội ý với các thành viên của ban lãnh đạo chương trình phát thanh SGA ông đã trả lời: “Nếu ông cảm thấy Chúa đang hướng dẫn mình, chúng tôi rất vui thấy ông gia nhập đội của chúng tôi tại Wheaton đây”. Đức Chúa Trời đã chẳng có ban cho ai một tiếng gọi trong khải tượng ban đêm. Nhưng bằng các đường liên lạc của loài người, các dấu chân đã rõ ràng là của Ngài, chẳng nhầm lẫn vào đâu được.

Các dấu chân tương tự về phía họ cũng đưa SGA đến việc mở rộng thêm này. Dân Nga di cư cũng đưa ra nhiều đầu mối khi các giáo sĩ làm chứng đạo cho họ tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Có người đã nói rằng sau khi được nghe Phúc Âm lần đầu tiên, “Lòng tôi rất muốn tin, nhưng tâm trí thì giữ tôi lại”.

Khi được yêu cầu giải thích, họ đều cho biết luôn luôn có một câu khẩu hiệu vô thần treo trong một lớp học khoa học ở Liên bang Xô-viết mà ai ai cũng thuộc lòng như: “Khoa học đã chứng minh hằng trăm lần rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu”, “Các phi hành gia đã thám hiểu các từng trời, và chẳng thấy có Đức Chúa Trời nào ở đó cả”; “Thánh Kinh dạy địa cầu được sáng tạo ra năm 4003 TC, nhưng khoa học biết rõ hơn”, “Thánh Kinh là một bộ sách của loài người, đầy dẫy những nhầm lẫn”.

Sau khi chiếu cho họ xem các cuốn phim của Viện Khoa học Moody có lồng tiếng Nga, các giáo sĩ của SGA nhận thấy những người di cư đã mở lòng ra với Phúc Âm. Nhưng còn về 160 triệu người Xô-viết vẫn còn sống trong Liên bang Xô-viết thì sao? Các cuộn phim không thể đến được với họ. Thế thì có gì có thể đến được?

Một giáo sĩ nhận xét: “Người ta có thể xây hàng rào chung quanh xứ họ, nhưng không thể làm mái nhà trên đầu họ được”. Hơn 90 phần trăm máy thu thanh tại nước Nga có thể thu các chương trình phát nhanh trên sóng ngắn từ các trạm nằm ngoài các biên giới Xô-viết. Nhiều ngàn thính giả đã được cứu kể từ khi các giáo sĩ tiền phong của SGA cho phát thanh các chương trình bằng tiếng Nga năm 1941. Chúng tôi tự hỏi: Căn cứ vào kinh nghiệm của người di cư, phải chăng sẽ còn có nhiều người đáp ứng hơn nữa nếu một chương trình mới có thể tháo gỡ được các câu khẩu hiệu chủ yếu kia, để thổi một luồn gió khoa học chân chính nhân cất đi những xuyên tạc vô thần mà người ta đã tiếp thu trong các trường học Xô-viết?

Một đòn khác được bồi thêm khi một vị giáo sư về khí tượng học là một Cơ Đốc nhân đến viếng Monte Carlo. Joe Steiner đã đánh tiếng bằng cách kể cho Tiến sĩ Eric Barnett nghe về các bản thảo mà tôi đã viết. Hai năm sau, Tiến sĩ Eric dành một mùa hè để đến Trụ sở Quốc tế của SGA tại Wheaton theo lời yêu cầu của Peter Deyneka, đặt nền móng cho một chương trình hoàn toàn mới mẻ, một phương thức truyền bá Phúc Âm theo kiểu tạp chí cho nước Nga, căn cứ trên khoa học. Đến tháng Chín 1977 ông đã đúc kết được một sách chỉ nam 47 trang mô tả sáng kiến ấy và đưa các tài liệu làm mẫu nhằm kích thích nhiều nhà khoa học khác cùng viết.

Khi ông Peter Deyneka mời tôi xét đến việc dời chỗ ở đến Wheaton, ông cũng có gởi kèm theo một bản sao của quyển sách chỉ nam ấy. Tôi đã đọc nó và viết cho ông ta: “Sự việc có vẻ như Đức Chúa Trời đã thảo ra hai nửa phần của cùng một kế hoạch – đặt một nửa trong lòng và trí ông, còn một nửa kia thì trong tâm trí tôi”.

Thỉnh thoảng tôi vẫn tự nhủ nửa đùa nửa thật rằng mình là “vòng xích hãy còn thiếu”. Tất cả các công tác tôi đã được giao phó trước đây đều đã chuẩn bị tôi cho trách nhiệm hiện nay – bạn cho tôi vừa đủ sự hiểu biết về khoa học để biết điều mà tấm bằng Tiến sĩ đã quy định trong các văn bản liên quan đến nó, Nhưng vẫn giữ tôi là một tín đồ thường vừa đủ biết làm thế nào để đơn giản hoá hay minh hoạ một tài liệu, khiến nó khả dĩ hiểu được đối với người thính giả trung bình. Các sinh viên Xô-viết được dạy để hoài nghi tất cả các tôn giáo và “sách thánh”. Vậy, điều gì xảy ra khi một người trong đám họ phát giác được một chương trình phát thanh trích dẫn rất nhiều câu từ Thánh Kinh? Bản thân anh ta chưa từng nhìn thấy một bộ Thánh Kinh, và anh ta chỉ được nghe những lời bình luận tiêu cực về quyển sách ấy mà thôi. Anh ta vốn xem nó như ngang hàng với quyển sách “Alice trong xứ thần tiên” mà thôi.

Đó chính là chỗ mà mắt xích phát thanh của chúng tôi chen vào, cung cấp các sự kiện mà Đức Chúa Trời dùng để khiến các thính giả người Nga sẵn sàng tiếp nhận Đức Chúa Trời hơn. Trong một chương trình tiêu biểu, chúng tôi trình bày những chứng cứ mới rằng vũ trụ này vốn có một khởi điểm – trái với lý thuyết tâm đắc của người vô thần bảo rằng vật chất vốn đã có từ quá khứ đời đời, do đó chẳng cần chi đến một Đấng Tạo Hoá. Chúng tôi củng cố thêm cho trường hợp này bằng cách viện dẫn các nhà khoa học đã được giải Nobel.

Rồi chúng tôi vạch ra rằng bằng chứng hiển nhiên ấy nhất trí với các câu khẳng định của Thánh Kinh đã được viết ra từ nhiều ngàn năm rồi. Chương trình được kết thúc: “Có lẽ Thánh Kinh còn chính xác hơn cả điều mà một số người vẫn tưởng. Có lẽ thật là bỏ công để bạn tìm hiểu xem thật ra bộ sách ấy chính xác đến mức độ nào!”.

Kẻ hoài nghi đột nhiên nhận thấy mình vừa được nghe một điều mới lạ liên quan với các khúc Thánh Kinh tiếp theo đó.

Thiên hạ vẫn nhìn vào các phi hành gia, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người Nga vẫn còn nhớ rằng hai phi hành gia Yuri Gagarin và German Titov nói hồi những năm 1960 rằng họ đã chẳng thấy Đức Chúa Trời trong không gian. Nhiều người Xô-viết vẫn xem các khẳng định ấy là chứng cứ cuối cùng rằng Đức Chúa Trời chẳng hề hiện hữu ở đâu cả. Thế chúng ta kể điều đó như thế nào?

Chúng ta được biết rằng phi hành gia Jack Lousma là một Cơ Đốc nhân. Ông đã cung cấp cho chúng tôi những lời làm chứng mà chúng tôi đã dịch và ghi âm kịp thời để cho phát thanh trong lúc ông hãy còn ở trên quỹ đạo trong chuyến bay của Phi thuyền Không gian Con Thoi Columbia từ 22-30 tháng ba 1982.

Bức ảnh tự chụp trên không gian của Lousma cùng với Thi 19:1 và lời bình luận của ông về việc Đức Chúa Trời đã tạo dựng một vũ trụ mênh mông như thế nào, đã lập được kỷ lục về sự đáp ứng từ phía các thính giả.

Các sinh viên bên Nga phải theo học các khoá về vô thần chủ nghĩa, còn mỗi buổi học về khoa học đều có phần nhấn mạnh về nó. Câu “Khoa học đã từng chứng minh hằng trăm lần rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu” thường được nhắc đi nhắc lại trong những bài thuyết giảng ấy.

Từ nhiều năm rồi, các thính giả vẫn nhắc đi nhắc lại như con vẹt cái ý niệm ấy trong các bức thư họ gởi cho các trạm phát thanh truyền giáo – ngụ ý rằng những người phát thanh đang phí thì giờ để truyền đi điều “mê tín tôn giáo” đó, vì thiên hạ giờ đây đã quá khôn ngoan để còn có thể tin điều đó nữa. Tuy nhiên, hay năm sau khi RADAS phát sóng vào không trung, các giáo sĩ người Nga tại Monte Carlo là Nick và Rose Leonovich nhận xét: “Đã hơn một năm rồi kể từ ngày chúng tôi còn nhận được một bức thư như thế. Radas đã đáp ứng được một nhu cầu có thật”.

Một biên tập viên trước kia của ấn bản cho thanh niên của tờ Pravda nghe các băng cát-xét của chương trình, gọi chúng là “rõ ràng và có tính thuyết phục”, và đặt thêm nhiều câu hỏi.

Các di dân là Cơ Đốc nhân tại Tây Đức nhận thấy chương trình rất hữu ích trong việc trả lời các thắc mắn của đồng bào người Nga của họ, đến nỗi họ thọc tay sâu vào túi để lấy tiền bảo trợ cho một trạm phát tuyến phụ. Với một chi phí hằng tuần là mấy trăm Mỹ kim, đây là lá phiếu tín nhiệm quan trọng nhất mà các thính giả đã ủng hộ cho bất kỳ một chương trình nào trong lịch sử phát thanh tại nước Nga.

Các lãnh tụ của các Giáo hội tin Thánh Kinh tại nước Nga hỏi tất cả những người mới ăn năn quy đạo muốn được họ làm phép báp-tem cho kể lại họ đã được cứu như thế nào. Tám mươi phần trăm trong số đó bảo rằng đài phát thanh truyền giáo là đầu mối đầu tiên để họ tiếp xúc với Cơ Đốc giáo chân chính! Nhiều khi Đức Chúa Trời chỉ lợi dụng đài phát thanh mà thôi để đưa họ đến với sự cứu rỗi. Càng thường hơn, thì Ngài dùng các chương trình phát thanh để khơi dậy mối quan tâm của họ muốn biết thêm về các Cơ Đốc nhân tại địa phương, và sau đó, những người ấy đã đưa họ đến chỗ ăn năn quy đạo. Hiện đang có chín trạm như thế tiếp sóng cho chương trình, sử dụng tổng cộng một năng lực là ba triệu Watts để phủ sóng trên toàn Liên bang Xô-viết thật đầy đủ.

Các Cơ Đốc nhân thuộc các ngành cơ khí, y học và nhiều khoa học khác nữa giúp những bài làm chứng, gợi ý về đề tài, và thỉnh thoảng, hoàn tất các bản thảo. Các thành viên của phân khoa Nha học trường Cao đẳng Wheaton vốn đặc biệt hữu ích cho chúng tôi khi mời tôi tham dự các buổi họp hàng tuần có tên là “S lập phương” (Science Sandwich Seminard) của họ, và tham khảo nhiều chi tiết liên quan đến các bản thảo.

Là sinh viên hầu như mọi người sống trong các nước mà chúng tôi nhằm vào đều học thuộc lòng câu: “Khoa học đã chứng minh hăng trăm lần rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu”. Chúng tôi hỏi những người như thế rằng: “Ồ, có thật như thế không? Bạn có thể chỉ đưa ra thậm chí CHỈ MỘT CHỨNG MINH DUY NHẤT MÀ THÔI hay không? Khi họ đã nhận thức được rằng các câu khẩu hiệu chống lại Đức Chúa Trời đó là nông cạn như thế nào, chúng tôi liền giáng cho những luận cứ vững chắc bênh vực cho Đức Chúa Trời: “Đây là rất nhiều bằng cớ hiển nhiên, chứng minh rằng Đức Chúa Trời hiện hữu – và làm biến đổi cuộc đời của nhiều người, mà ta không thể giải thích bằng bất cứ một phương pháp nào khác”.

Thật đáng run sợ, nhưng cũng rất tự hào, để được làm một loại mắt xích như thế – run sợ vì trách nhiệm ở trong nó, nhưng tự hào về các kết quả của nó. Đức Chúa Trời đã chọn tôi làm một dây dẫn để qua đó, Ngài được truyền đến cho người Nga và nhiều người khác nữa, vốn chẳng bao giờ được nghe nói về Ngài, ngoại trừ qua “mái nhà đột” của họ.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 3157 guests and no members online

Your Language