Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 11: Đức Chúa Trời Không Thể Giấu

11 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808

 

Lý thuyết của xã hội bảo rằng nếu bạn được trưởng dưỡng trong một nước vô thần, đi học trong các trường vô thần, và sống với các cha mẹ vô thần, thì bạn sẽ lớn lên và trở thành một người vô thần.

Nhưng cả trong một môi trường vây quanh bị “che chắn” rất kỹ đối với Đức Chúa Trời như thế Alexander Semyonov vẫn gặp được Đức Chúa Trời. Trong khi học ngành kiến trúc, anh quan sát thấy cõi thiên nhiên có một sự kết hợp đầy ấn tượng phần hình thức và chức năng, chứng minh có một Đại Kiến Trúc Sư ẩn phía sau nó. Ngay đến các quyển sách vô thần cũng đã giúp được anh biết được thêm về bản tính thật của Đức Chúa Trời mà chúng phủ nhận, cho là giả dối. Một người láng giềng tin kính và đài phát thanh Cơ Đốc giáo là các đại diện của những thế lực khác có thể “bảo vệ” được cho anh.

Đây là một thanh niên người Nga kể lại câu chuyện của mình.

Alexander Senyonov, một người được sinh ra trong Liên bang Xô-viết, xem kiến trúc và nghệ thuật là những điều được anh quan tâm nhất. Khi học cao đẳng, anh công khai xưng nhận đức tin của mình vào Chúa Cứu Thế Giê-xu và sau đó, tham gia một Hội Thánh Báp-tít. Tên anh đã được thay đổi để giữ bí mật cho anh.

Một số triết gia đã dạy: “Sự hiện hữu quyết định cho ý thức”. Ý niệm này có hàm chứa một phần chân lý: Môi trường vây quanh chúng ta giúp tác tạo nên các quan điểm và thái độ của chúng ta đối với đời sống. Tuy nhiên, những người duy vật thường cho rằng tâm trí chúng ta vốn chẳng phải gì khác hơn là những tấm gương phản chiếu môi trường vây quanh chúng ta. Họ nói kiểm soát được hoàn cảnh trong đó một người đang sống, là kiểm soát được vấn đề người ấy sẽ trở thành như thế nào.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải tự vấn: Phải chăng việc đào tạo ra các nhà thiết kế và các kỹ sư quả thật chỉ là việc phản chiếu, phản ảnh lại các hiện tượng đã có trong thế gian rồi? Hay một tâm trí có thể sáng tạo ra một điều gì đó vẫn chưa có trước đó?

Chúng ta giải thích thế nào cho việc chế tạo các cỗ máy và các trang thiết bị hoàn toàn mới, hay việc phát triển các vật liệu tổng hợp chưa từng được nghe nói tới trước đây của các nhà hoá học hiện đại? Một bản nhạc giao hưởng có thể nào nảy sinh thật mới mẻ trong tâm trí của một nhà soạn nhạc, hay một mẫu thiết kế độc sáng có thể nào nảy sinh từ tâm thức của một kiến trúc sư hay không, hay ta chỉ đơn giản gán nó cho ảnh hưởng của các vật liệu chung quanh.

Rồi cũng có tài liệu được thu thập đứng đắn cho biết nhiều người khác nhau đã có phản ứng khác hẳn nhau đối với các kích thích ngoại giới giống nhau, cũng như sẽ tri giác khác nhau về cùng một thông tin giống nhau.

Tâm thức và thế giới tâm linh của con người vốn phức tạp hơn điều mà một số nhà duy vật trình bày chúng rất nhiều. Thánh Kinh vạch rõ rằng niềm tin vào Đức Chúa Trời và thế giới quan Cơ Đốc giáo không nhất thiết là kết quả của giáo dục hay ảnh hưởng dài hạn của một nhóm người này trên một nhóm người khác. Đức Chúa Trời có thể kéo những người riêng biệt, sống tản mác tại nhiều địa điểm khác nhau, trong nhiều bối cảnh văn hoá và giáo dục khác nhau, đến với Ngài. Chúng ta đọc thấy trong sách Rô-ma: “Vì những kẻ Ngài đã biết trước thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài....còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình” (Rô-ma 8:29-30).

Trong thời hiện đại ngày nay, cũng đã có nhiều người cương quyết đáp lại tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Số người này thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trú ngụ trong nhiều quốc gia khác nhau, gia nhập nhiều giáo hội khác nhau, nhưng đều cùng họp nhau lại để trở thành tuyển dân của Đức Chúa Trời, là Hội Thánh toàn cầu của Chúa Cứu Thế, mà sứ đồ Phao-lô từng viết về họ rằng: (Đức Chúa Trời) đã chọn chúng ta để trở nên con nuôi (thừa nhận của) Ngài bởi Đức Chúa Giê-xu Christ (Ê-phê-sô 1:4-5). “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ, có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng?.....Trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần” (Rô-ma 8:35,37). Chính tôi cũng thuộc vào nhóm người này. Và chính là tại Liên bang Xô-viết, một quốc gia vô thần, Đức Chúa Trời đã chọn gọi tôi cho đời sống có đức tin đặt vào Ngài.

Tại Liêng bang Xô-viết, vô thần chủ nghĩa được đưa vào từ cấp tiểu học cho đến cấp đại học. Đài phát thanh, truyền hình và các tài liệu bằng chữ in đều thường được sử dụng để tuyên truyền cho vô thần chủ nghĩa mà luận đề căn bản là: “Khoa học bài bác ảo tưởng tôn giáo”. Thánh Kinh và sách báo Cơ Đốc giáo không được bày bán trong các hàng sách và không có trong các thư viện công cộng. Mặt khác, các cửa hàng bán sách và thư viện công cộng cung cấp thừa thải số tài liệu vô thần mà các tác giả cố gắng để thuyết phục độc giả rằng các tín ngưỡng tôn giáo là điều không thể chấp nhận được.

Đại đa số dân chúng của Liên bang Xô-viết không tin Đức Chúa Trời. Cha mẹ tôi, đều có học vấn cao, cũng thuộc vào số đó. Thế nhưng bất chấp sự kiện tôi vốn được trưởng dưỡng trong một xã hội vô thần và do cha mẹ là những người vô thần, đã có một viễn cảnh tôn giáo phát triển trong tâm thức tôi. Tôi đã trở thành một Cơ Đốc nhân, và Đức Chúa Trời đã giúp tôi đứng vững trong đức tin (đạo) của mình.

Nơi làm thế nào để học biết được về Đức Chúa Trời và lời truyền dạy của Chúa Cứu Thế? Thánh Kinh cho thấy Đức Chúa Trời có thể tự làm chứng cho mình theo nhiều cách có thể lợi dụng nhiều người và nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với Đức Chúa Trời xảy ra khi tôi trò chuyện với một bà lão sống bên cạnh nhà chúng tôi. Bà cụ này rất yêu trẻ con. Lúc tôi hãy còn bé, bà thường mời tôi vào nhà cho tôi một mẩu bánh ngọt, hoặc thỉnh thoảng là cả một món quà nho nhỏ nữa.

Lúc tôi hãy còn bé, bà thường mời tôi vào nhà cho tôi một mẩu bánh ngọt, hoặc thỉnh thoảng là cả một món quà nho nhỏ nữa.

Chính tại nhà bà ấy mà lần đầu tiên tôi thấy một bức tranh vẽ cảnh Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh vào thập tự giá. Theo điều tôi còn nhớ được, thì đó là một bức tranh lụa cổ đen trắng, sao lại một bức tranh của một trong những hoạ sĩ bậc Thầy của thời Phục hưng bên Ý. Tôi đã bị bức tranh ấy chinh phục và bắt đầu đặt nhiều câu hỏi cho người láng giềng của tôi về nó. Bà cụ giải nghĩa cho tôi về bức tranh ấy vẽ ai, và Ngài là Đấng nhìn và thấy hiểu mọi việc của loài người. Vì bà cụ rất yêu mến tôi, nên lời chứng của bà đã để lại một dấu ấn còn mãi trong tâm hồn tôi.

Vì bà cụ rất yêu mến tôi, nên lời chứng của bà đã để lại một dấu ấn còn mãi trong tâm hồn tôi.

Trong bức thư Phao-lô gởi cho người Rô-ma, chúng ta đọc thấy câu này về Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hoá. “bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:20) “Tôi tin rằng cái thế giới thọ tạo này đang làm chứng cho tôi về Đấng đã tạo ra nó. Vẻ đẹp của cõi thiên nhiên, tính cách đa dạng và phức tạp của nó, vẫn không ngừng rao truyền sự khôn ngoan của Đấng Tạo hoá ra nó. Và trong tôi, nhận thấy nhiều phương diện tiêu cực trong cõi thiên nhiên (mà Thánh Kinh giải thích là hậu quả của tội lỗi nơi con người), nó vẫn tiếp tục làm nảy sinh lòng ngưỡng mộ và thích thú trong chúng ta”.

Cha mẹ tôi đã tiêm vào cho tôi một tình yêu cõi thiên nhiên ngay từ tấm bé. Chúng tôi thường cỡi ngựa vào rừng, đi lang thang và thực hiện những cuộc du ngoạn bằng xuồng. Đến mùa Đông, chúng tôi trượt tuyết dã ngoại. Tôi vẫn nhớ mãi thế nào mẹ tôi đã luôn luôn lưu ý tôi về vẻ đẹp của cảnh rừng núi.

Đồng thời, cha mẹ tôi cũng phát triển trong tôi tình yêu nghệ thuật. Tuy công tác chuyên nghiệp của họ rất ít liên quan với các nghệ thuật, họ đã nuôi dưỡng trong tôi một mối quan tâm mãnh liệt và thường đưa tôi đi xem các phòng triển lãm và trưng bày nghệ thuật. Tại đó, tôi so sánh các bức tranh phong cảnh với các cảnh tượng tôi đã được nhìn thấy ngoài thiên nhiên. Tôi nghĩ các hoạ sĩ lừng danh khi tạo ra những bức hoạ tuyệt vời như thế, đã học hỏi nghiên cứu trong trường học là cõi thiên nhiên. Nhưng ai là Nhà Hoạ Sĩ Vĩ Đại đã tạo ra cõi thiên nhiên?

Về sau, khi theo nghề kiến trúc và học tập trong trường Cao đẳng, nhiều khi tôi cũng đòi chiếm cả hình thể và cấu trúc hiện hữu trong thiên nhiên, với các hình thể và cấu trúc do các kiến trúc sư thiết kế. Độ bền, tính hữu dụng và hình thể và vẻ đẹp là các đức tính mà ngành kiến trúc chân chính đòi hỏi. Mà các đặc tính ấy đều hiển nhiên trong cõi thiên nhiên sinh động. Cho nên đã chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nhà khoa học lừng danh là Galileo. Galileo đã nghĩ ra một công thức được các kỹ sư cho tạo sườn nhà, sườn cầu treo sử dụng – sau khi ông nghiên cứu độ bền của mô hình của các thân cây! Điều mà ai cũng biết, là Brunelesci, nhà kiến trúc sư vĩ đại của thời Phục hưng bên Ý, đã dùng vỏ trứng chim làm mẫu cho ngôi thánh đường Florence nổi tiếng. Ngày nay, các kiến trúc sư và kỹ sư của họ nhằm bảo đảm cả cho tính cách tiết kiệm lẫn độ bền.

Qua nhiều thế kỷ, các hình thức cách điệu của sự sống cũng từng được sử dụng trong cách trang trí kiến trúc. Và các kiến trúc sư vẫn tìm cách làm sao cho các thiết kế của họ hài hoà với môi trường thiên nhiên vây quanh. Các nghiên cứu về kiến trúc của tôi đã giúp tôi hiểu rõ hơn và tán thưởng các sáng tạo của những kiến trúc sư nổi tiếng. Tạo ra vẻ đẹp, tạo ra một vật gì đó để nhìn cho thích mất và có hình thể toàn hảo, là điều khó khăn.

Vẻ đẹp trong mọi công trình kiến trúc và nghệ thuật đích thực, là sự hài hoà của mọi thành phần của nó, đồng thời cũng phải không có sự độc điệu thô cứng. Nó là sự kết hợp tuyệt vời của hình thể, đường nét, và màu sắc. Có thể nói vẻ đẹp là cái trật tự phức tạp hiện diện trong các công trình nghệ thuật và kiến trúc. Chúng ta tôn kính các bậc thầy vĩ đại, đã tạo ra được cái trật tự độc nhất vô nhị ấy, chúng ta ca tụng tài năng và sự khôn ngoan của họ. Nhưng vẻ đẹp của các công trình nhân tạo thường mờ nhạt trước vẻ đẹp thiên nhiên. Có thể nào việc sáng tạo ra vẻ đẹp thiên nhiên có thể có được nếu không có thiên tài hay tài năng không? Chúng ta đều biết rằng chẳng có vật gì phức tạp hay đẹp đẽ đã được tạo ra mà không có một trí tuệ. Vậy thì ai đã tạo ra vẻ đẹp và mẫu mã được tìm thấy trong thiên nhiên?

Loại suy tư như thế đã dẫn tôi tới ý niệm về một Trí tuệ Tối cao hay một “Kiến Trúc Sư vĩ đại đã sáng tạo ra cõi thiên nhiên”. Ý niệm về Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá đối với tôi là hợp lý hơn lời rêu rao của những người theo duy vật chủ nghĩa rằng mọi sự đều tự nhiên mà có, đều có do tình cờ may rủi, rất nhiều.

Tôi nhớ đã đọc một ấn bản tiền-cách-mạng bộ sưu tập các bài khải luận của nhà khoa học người Nga lừng danh là Mikhail Lomonosov. Một trong những bài đó, ông viết:

Đấng Tạo Hoá ban cho nhân loại hai quyển sách. Trong quyển kia, Ngài bày tỏ ý chỉ Ngài. Quyển thứ nhất là cái thế giới hữu linh mà Ngài đã tạo ra để con người – đang chiêm ngưỡng tính cách vĩ đại, vẻ đẹp và sự hài hoà của công trình sáng tạo của Ngài có thể nhận biết quyền vô sở bất năng của Ngài. Quyển thứ hai của Ngài là bộ Thánh Kinh.

Ban đầu, Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ mình ra cho tôi qua quyển sách đầu tiên kia, và về sau, là qua quyển sách thứ hai.

Tôi tin là Đức Chúa Trời cũng nhắc nhở tôi về Ngài mỗi lần tôi nghe nhạc cổ điển có luận đề về tôn giáo, hay ca tụng các công trình nghệ thuật liên quan đến tôn giáo. Tôi cũng được cơ hội học thêm về Đức Chúa Trời và đạo đức học Cơ Đốc giáo trong các tác phẩm văn học cổ điển Nga. Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng rõ rệt trên tác phẩm của nhiều nhà vua Nga hàng đầu của thế kỷ thứ mười chín. Tình yêu và lòng nhân ái Cơ Đốc giáo được phản ảnh văn học của giai đoạn ấy, như các tác phẩm của Tolstoy và Dostoevsky. Thí dụ, luận đề đặc sắc của Dostoevsky mô tả và phân tích các hoàn cảnh sâu sắc đầy kịch tích của sinh hoạt con người theo viễn ảnh Cơ Đốc giáo. Các sách của ông đã cung cấp cho tôi phần giáo huấn căn bản của Cơ Đốc giáo.

Thỉnh thoảng tôi tìm cách khai mào một cuộc thảo luận với bạn bè, bà con thân thuộc của mình về một vài đề tài triết học và tôn giáo. Nhưng dường như đã chẳng có ai chia sẻ các quan điểm về Đức Chúa Trời của tôi. Họ nói: “Văn học vô thần đã bài bác trọn vẹn các ý niệm của anh rồi”. Tuy nhiên trong trường hợp của tôi, điều nghe ra có vẻ lạ lùng, là sách vô thần chỉ mở rộng thêm sự hiểu biết của tôi về Cơ Đốc giáo mà thôi.

Sở dĩ tôi đọc sách báo vô thần là vì quan tâm đến các ý kiến đối lập: tôi muốn chứng nghiệm các quan điểm rằng Đức Chúa Trời hiện hữu của mình. Với các tài liệu mà tôi đọc đã chẳng đưa ra được một luận cứ đầy đủ nào để phá huỷ được các niềm tin của tôi. Các quyển sách ấy dù dưới một hình thức này hay hình thức khác, đều bao gồm nhiều ý niệm thần học sở dĩ được đưa ra chỉ nhằm chủ đích duy nhất là để bài bác chúng mà thôi. Các tác giả của những tài liệu vô thần đó đã bị bắt buộc phải trích dẫn các ý niệm của các thần học gia, vì với một độc giả ở Liên Xô, thật là khó có cách nào khác nữa để làm quen với chúng. Nhiều khi, trước khi bắt đầu chỉ trích dẫn Thánh Kinh hay đưa ra các sự kiện của sử ký Hội Thánh. Như thế nhờ đọc lời tuyên truyền vô thần, tôi đã có thể am hiểu rõ hơn tư tưởng Cơ Đốc giáo.

Các tìm tòi tra vấn về tôn giáo của tôi đã tiến bộ xa hơn là nhờ các chương trình phát thanh Cơ Đốc giáo từ các quốc gia khác phát đi. Những chương trình như thế là một trong những nguồn tin hiếm hoi mà các tín hữu người Nga có thể trông cậy để hiểu biết về Đức Chúa Trời. Các chương trình phát thanh ấy đặc biệt có ý nghĩa, vì chúng ta đọc thấy trong Rô-ma10:17 “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe mà người ta khi lời của Đấng Christ được rao giảng”.

“Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe mà người ta khi lời của Đấng Christ được rao giảng”. Rô-ma10:17

Để tìm người có cùng tâm chí chia sẻ nhiều địa điểm có sự nhóm lại thờ phượng khác nhau. Tôi đến với các Hội Thánh Chính Thống, nhà hội Do Thái giáo, và Hội Thánh báp-tít, nơi tôi trở thành thân thiết với các thanh niên Cơ Đốc nhân. Tại nhà thờ Báp-tít, tôi có thể mua được một bộ Thánh Kinh, và khi đọc nó, tôi nhận thức được tại sao bộ sách cổ phi thường này vốn là nguồn linh cảm cho rất nhiều người.

Thỉnh thoảng tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nhất là khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. Nhưng cuối cùng, đã có một ngày tôi quay sang với Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện với tất cả tấm lòng của tôi. Tôi ăn năn các tội lỗi của mình và tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa tôi, tận hiến cuộc đời tôi từ khoảnh khắc ấy trở đi cho Ngài. Khoảng một năm sau, tôi được Hội Thánh báp-tít làm phép báp-tem cho.

Gia nhập chi hội địa phương có ý nghĩa phi thường theo lời dạy của Kinh Thánh, nhưng càng quan trọng hơn nữa, là lúc tôi quyết định tin Chúa Cứu Thế, tôi đã trở thành một chi thể của thân thể phổ quát của Ngài, một thành viên của tuyển dân của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy Chúa Cứu Thế “là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành” (Tít 2:14).

Quyết định của tôi để sống theo các nguyên tắc của Cơ Đốc giáo đã gây kinh ngạc cho các bạn bè không tin Chúa của tôi. Họ xem đời sống trong Chúa Cứu Thế là quái dị và chỉ là nhiệt cuồng vô dụng mà thôi, có phần nào hơi giống như khát vọng của nhân vật Don Quixote của Cervantes. Tuy nhiên, sống cuộc đời một Cơ Đốc nhân thật ra có nghĩa là dấn thân vào cái thế gian có thật này – chống lại điều xấu xa gian ác và tích cực đẩy mạnh điều tốt việc thiện.

Tôi tin rằng một cuộc đời sống chân thành và tử tế hơn thì phong phú hơn để cho người ta sống nó. Thật vậy, tôi tin rằng nếu tất cả mọi người đều vâng giữ các điều răn của Chúa Cứu Thế, thì sinh hoạt của toàn thể xã hội sẽ được cải thiện. Dù sao thì đó cũng chính là kế hoạch của Đấng Thiết Kế Chủ tể.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 738 guests and no members online

Your Language