Thư Thứ Nhất của Phiêrơ
Tác Giả: Phiêrơ
Ðề Tài: Sự chịu khổ và sự vinh hiển
Thời Gian Ghi Chép: Khoảng 60-64 năm sau Công Nguyên
Thư thứ nhất Phiêrơ nói về sự ứng nghiệm của sứ mệnh, mà đã được trao cho Phiêrơ qua Ðấng Christ trong Luca 22:31-32. So sánh I Phiêrơ 1:1 với Giacơ 1:1 thì Phiêrơ đã là một đầy tớ của sự phép cắt bì (Galati 2:9), nên ông đã viết cho những người Giuđa ở trong sự tản lạc (1:1). Ông là một sứ đồ của sự hy vọng: 1:3+7+9; 3:9-15; 4:13; 5:4. Giống như Phaolô, Phiêrơ cũng giảng giải giáo lý của ân điển. Có một số chỗ giống nhau trong thư này về lời của Chúa, mà cũng được thuật lại trong sách Tin Lành. Ở đây cũng có sự giống nhau giữa ngôn ngữ của bức thư này với lời nói của Phiêrơ trong Công vụ các sứ đồ. Thư thứ nhất Phiêrơ đã được viết từ `Babylôn` (5:13). Tin tức địa danh trong câu 1:1 cho thấy có thể là Babylôn là nơi đã được ghi chép. Nhưng nhiều nhà giải nghĩa hiểu cái tên này là một biểu tượng cho Rôma. Thư này được gửi đến cơ đốc nhân Hêbơrơ (so sánh 4:3 với 1:1), nhưng nó cũng có một sự ích lợi cho tất cả cơ đốc nhân trong Ðấng Christ.
Mục đích của bức thư là sự răn bảo và sự làm chứng. Khái niệm mấu chốt là sự chịu khổ của cơ đốc nhân. Phiêrơ răn bảo về sự đứng vững trong thời kỳ của sự chịu khổ và chỉ dẫn họ về ánh sáng của sự hy vọng, mà được ban cho những kẻ tin trong Ðấng Cứu Chuộc đã phục sinh. Bức thư đưa ra nhiều sự răn bảo về một đời sống kính sợ Chúa và được phụ thêm sự trích dẫn và chú thích từ trong Cựu Ước.
Thư Phiêrơ 1 có thể được chia ra như sau:
Sự bắt đầu 1:1-2
I. Sự chịu khổ và sự sống của những kẻ tin trong ánh sáng của một Ðấng Cứu Chuộc trọn vẹn 1:3 - 2:8
II. Sự sống của những kẻ tin trong sự liên kết về chỗ đứng của họ trong Ðấng Christ và sự chịu khổ thay của Ðấng Christ 2:9 - 4:19
III. Chức vụ của những kẻ tin trong ánh sánh của sự trở lại của Ðấng Christ 5: 1-9
Kết thúc 5:10-14
Lời giới thiệu KT dịch từ tiếng Đức bản Kinh Thánh SCOFIELD (1972) - Hanh Le
Kinh Thánh Tiếng Việt 1925
©1998 Liên Hiệp Thánh Kinh Hội. Bản quyền được bảo lưu.
Bản thâu âm Kinh Thánh Tiếng Việt 1925 ©Nguyễn Thỉ, 2002.