Chương 15 - SỰ RỘNG LƯỢNG
Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ (Thi Thiên 19:1,2). Cũng đọc câu 3,4. Từ Thi Thiên này, chúng ta học biết rằng Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (bầu trời và trái đất): *RAO TRUYỀN sự vinh hiển của Đức Chúa Trời *GIÃI TỎ công việc của tay Ngài *GIẢNG RA lời, *BÀY TỎ sự tri thức
Chúng ta có thể học được từ nơi sự sáng tạo của Đức Chúa Trời nếu như xem xét công cuộc sáng tạo ấy cách kỹ lưỡng. Vì có những định luật vật lý đem sự trật tự ra khỏi sự hỗn độn trong vũ trụ này thế nào, thì Đức Chúa Trời cũng đặt vào những định luật thuộc linh sinh động để cai trị sự sống thế ấy. Một trong những định luật này là LUẬT CỦA SỰ RỘNG RỜI (hay rộng lượng, rộng rãi, hào phóng..). Luật này dạy chúng ta rằng: Hễ ai gieo nhiều thì gặt nhiều (II Cô-rinh-tô 9:6).
A. CÙNG CỘNG TÁC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 3:9; II Cô-rinh-tô 5:20; 6:10), thật quan trọng biết bao khi chúng ta hiểu những trách nhiệm nằm ở đâu:
1. Quyền Sở Hữu Thuộc Về Đức Chúa Trời
Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va (Thi Thiên 24:1). Cũng xem Thi Thiên 89:11; Gióp 41:11; I Sử Ký 29:10-14. Chúng ta không phải là chủ nhân, nhưng là người quản lý. Mọi quyền sở hữu đều thuộc về Chúa. Mỗi một tạo vật, có sự sống hay không, đều hoàn toàn thuộc về Ngài, bao gồm cả mọi vật chất hay phi vật chất mà chúng ta có thể sở hữu riêng tư trong đời này: của cải, nghề nghiệp, gia đình. Ngài đã ban mọi điều này cho chúng ta hưởng thụ (I Ti-mô-Thê 6:17) và khi chúng ta công nhận rằng chúng vẫn thuộc về Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể yên nghỉ trong sự an ninh mà Đức Chúa Trời cũng có trách nhiệm tối hậu đối với chúng.
2. Quyền Quản Lý Thuộc Về Chúng Ta
Chúng ta không phải là chủ nhân, nhưng là người quản lý. Một người quản lý thì quản trị và coi sóc những gì thuộc về người khác. Đức Chúa Trời sở hữu mọi sự; nhưng là người quản lý, chúng ta quản trị và chăm sóc điều ấy cho Ngài. Chúng ta có một bổn phận là phải trung tín trong chức vụ quản lý này. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải trả lời về trách nhiệm quản trị và coi ngó đặc biệt những gì Ngài ban cho chúng ta (Đọc Ma-thi-ơ 25:14-30). Khi chúng ta hiểu được mối tương quan giữa chủ và người quản lý, và hiểu rằng chúng ta cùng hưởng sự giàu có của Đức Chúa Trời, thì việc ban cho sẽ trở nên dễ dàng đối với chúng ta.
Trước mặt Đức Chúa Trời, sự quản lý bao gồm mỗi một điều thuộc về chúng ta:
a. Sự Sống Của Chúng Ta
(Công Vụ Các Sứ Đồ 17:25; I Cô-rinh-tô 6:19; Ga-la-ti 2:20; Gióp 33:4).
b. Thì Giờ Của Chúng Ta
(Thi Thiên 90:12; Ê-phê-sô 5:15,16; Cô-lô-se 4:5).
c. Ân Tứ Và Khả Năng Của Chúng Ta
(I Phi-e-rơ 4:40; I Cô-rinh-tô 12:4-7, 11).
d. Gia Sản Của Chúng Ta
(Ma-thi-ơ 6:19-21; Cô-lô-se 3:1,2).
e. Tiền bạc của chúng ta
(I Ti-mô-Thê 6:6-10, 17-19; Ma-thi-ơ 6:24).
f. Sứ Điệp Phúc Âm
(I Cô-rinh-tô 4:1; 9:16, 17; I Ti-mô-Thê 6:20).
Dầu vậy, nhiều Cơ Đốc Nhân vẫn phải tranh chiến trong vấn đề dâng hiến (phần mười), dầu dâng bao nhiêu họ cũng vẫn cứ tranh chiến. Những hành động để giải phóng một tín hữu vào ơn phước trọn vẹn của chức vụ quản lý giỏi là ĐẦU PHỤC, tức là sự thuận phục không giữ lại bất cứ điều gì cho đời sống mình, giao nộp của cải cùng những kế hoạch cho ý chỉ và mục đích của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào chúng ta dâng CHÍNH MÌNH thì chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của việc dâng phần nào gia sản (tiền bạc) mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.
B. SỰ BAN CHO TRONG HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người....chẳng ai kể của mình là của riêng; nhưng kể mọi vật là của chung (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:44, 45; 4:32). Thái độ căn bản này của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã đặt nền móng cho từng biểu hiện của sự ban cho về sau. Khi con số của những Cơ Đốc Nhân gia tăng, thì những phương pháp khác nhau của sự ban cho đã xuất hiện. Nhưng tất cả sự ban cho của họ được biểu lộ sự hiểu biết về vai trò QUẢN LÝ, ấy là mọi sự hoàn toàn thuộc về Chúa.
1. Hội Thánh Nâng Đỡ Người Có Nhu Cầu
Trong Hội Thánh ban đầu, những người đặc biệt được chọn để phục vụ là các chấp sự, tức là người giúp việc trong sự phân phát của dâng và tặng phẩm đến những quả phụ và người có cần (Xem Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1-3). Những người này đã biến việc ấy trở thành chức vụ của họ để phân phối những tặng phẩm đến chỗ có nhu cầu thực tế.
2. Hội Thánh Đã Giúp Đỡ Lẫn Nhau Trong Tinh Thần Hi Sinh
Khi những Cơ Đốc Nhân Do Thái ở thành Giêrusalem lâm vào cơn đói thì Hội Thánh người ngoại quốc nghèo nàn và đang chịu khổ đã giúp đỡ họ. “Đang khi họ đang chịu nhiều thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ đã tự ý quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức họ nữa” (II Cô-rinh-tô 8:2, 3). Cũng xem II Cô-rinh-tô 8:1,4.
3. Hội Thánh Nâng Đỡ Những Nhà Truyền Giáo Lưu Hành
Sứ đồ Phaolô đã lưu hành từ nơi này đến nơi khác lập nhiều Hội Thánh mới. Trong vài trường hợp ông đã dùng chính tay mình làm việc để cung cấp nhu cầu của chính mình (Công Vụ Các Sứ Đồ 18:3; II Tê-sa-lô-ni-ca 3:7-9). Trong vài trường hợp khác, Hội Thánh Phi líp đã thể hiện tinh thần đúng nghĩa của sự ban cho mà Đức Chúa Trời đòi hỏi, bằng cách hỗ trợ những nhà truyền giáo lưu hành chẳng hạn như Phaolô. Vậy tôi đã nhận được hết, và đương dư dật; tôi được đầy dẫy vì đã nhận được tặng phẩm....như một thức hương có mùi thơm, tức là một của lễ Đức Chúa Trời đáng nhận và đẹp lòng Ngài (Phi-líp 4:18), cũng xem Phi-líp 4:15-17.
4. Các Cơ Đốc Nhân Đã Làm Việc Để Có Thể Ban Cho
Kẻ hay trộm cắp, chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn (Ê-phê-sô 4:28).
5. Sự Ban Cho Là Bằng Chứng Của Tình Yêu
Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu....vậy..hãy tỏ (bằng sự ban cho) bằng chứng của tình yêu thương mình..(II Cô-rinh-tô 8:14, 24). Cũng xem II Cô-rinh-tô 8:7-15, I Cô-rinh-tô 2:1-16; I Giăng 3:17, 18.
C. NGUYÊN TẮC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ BAN CHO
Trong I Cô-rinh-tô 10:11, chúng ta được bảo hãy học tập nơi bài học của dân Ysơraên. Chúng ta phải áp dụng nguyên tắc Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Đồng thời hãy tránh lỗi lầm của Ysơraên (và các nhà lãnh đạo) đã mắc phải trong đồng vắng. Trong lãnh vực của sự ban cho, chúng ta tìm được vài hướng dẫn tuyệt vời để giúp cho chúng ta biết ban cho:
1. Đức Chúa Trời Mong Chúng Ta Bắt Đầu Với Một Tỉ Lệ Phần Trăm
Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều này để thử ta, Đức Giê-hô-va Vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng (Malachi 3:10).
2. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cách Có Hệ Thống Và Đều Đặn
Exêchia truyền dọn dẹp các phòng trong đền Đức Giê-hô-va; người ta bèn dọn dẹp, rồi đem vào cách ngay thẳng các lễ vật, thuế một phần mười, và các vật thánh... (I Sử Ký 31:11, 12).
3. Chúng Ta Phải Dâng Hiến Cho Chúa Trước Và Dâng Điều Tốt Nhất
Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Đức Giê-hô-va. Vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật, và những thùng của con sẽ tràn rượu mới (Châm Ngôn 3:9, 10).
TÔI HỨA NGUYỆN
Qua bài học này, con nhận biết tầm quan trọng để có một tấm lòng rộng rãi và thái độ hào phóng đối với người khác. Hôm nay con xin kết ước bắt đầu một đời sống dâng hiến bằng sự dâng một phần mười. (1/10 lợi tức cho công việc Chúa). Con cũng sẽ khích lệ người khác làm như vậy.
Nhưng anh em là dòng dõi được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài (I Phi-e-rơ 2:9).
Chương 7 - Sự Phục Sinh
Sau sự chết trên thập tự giá, Đức Chúa Giêxu đã ở trong phần mộ ba ngày (Ma-thi-ơ 12:40). Và rồi Đức Chúa Trời đã khiến Con Ngài từ kẻ chết sống lại. (Đọc Ma-thi-ơ 28:1-20). “Theo Thần Linh của Thánh Đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Giêxu (Rô-ma 1:4).
Chương 8 - Sự Ăn Năn
Sự ăn năn là bước đầu tiên chúng ta thực hiện để tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Chúa Cứu Thế Giêxu. ”...Vậy cả nhà Ysơraên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Giêxu nầy mà các ngươi đã đóng đinh trên Thập Tự Giá, làm Chúa và Đấng Christ. Chúng nghe bấy nhiêu lời rồi, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phierơ cùng các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Đức Chúa Giêxu chịu phép Báp tem để được tha tội mình...” (Công-vụ Các Sứ-đồ 2:36-38), cũng xem (Công-vụ Các Sứ-đồ 17:30).
Chương 9 - Đức Tin
Đức tin luôn luôn là dấu hiệu của một môn đệ Đấng Christ. Những môn đệ đầu tiên được biết dưới danh hiệu ”TÍN ĐỒ” (BELIEVERS). Chúa Giêxu đã phán: ”...kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả” (Mác 9:23). Đức tin có nghĩa là hoàn toàn lệ thuộc, nương dựa vào Đức Chúa Trời. Khi Ađam phạm tội thì ông đã bước ra khỏi sự nương cậy Đức Chúa Trời và bước vào sự độc lập, nương vào chính mình (mà đó là sự vô tín). Đây là lý do Đức Chúa Trời đã đặt đức tin vào vị trí ưu tiên.
Chương 10 - Ân Điển
“Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ; và hết thảy đều được PHƯỚC LỚN” (Công Vụ Các Sứ Đồ 4:33). “Từ Áttali hai người chạy buồm về thành Antiốt, là chỗ mình đã ra đi, ĐƯỢC GIAO PHÓ CHO ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI, để làm công việc mình vừa mới làm xong” (Công Vụ Các Sứ Đồ 14:26). Tại sao Ân điển của Đức Chúa Trời lại quá quan trọng trong từng trải của các Cơ Đốc Nhân của Hội thánh đầu tiên như vậy?
Đang có 455 khách và không thành viên đang online
Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.