Đá Kim Cương - Lisa Bevere

10b.Thánh Khiết Như Đá Kim Cương -Lisa Bevere

10b.Thánh Khiết Như Đá Kim Cương -Lisa Bevere

Sống Thánh Khiết

Thánh Khiết Trong Những Gì Chúng Ta Làm

Hãy tìm cầu sự hòa hiếu với mọi người và đeo đuổi sự thánh hóa, vì nếu không thánh hóa, không ai được thấy Chúa. Hãy thận trọng để trong anh chị em đừng có ai hụt mất ân sủng của Đức Chúa Trời; đừng để rễ cay đắng mọc ra gây rối và do đó làm ô uế nhiều người. Hãy thận trọng để đừng có ai dâm dục hoặc phàm tục như Ê-sau, vì một bữa ăn mà tự mình bán đi quyền trưởng nam. (Hê 12:14-16)

Sự xung đột không nuôi dưỡng sự thánh khiết. Sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời không cư ngụ giữa những sự bất hòa và sự chia rẽ. Trong sự thánh khiết của Ngài, Ngài không thể ban phước cho kẻ vấp phạm và kẻ không tha thứ dù Ngài rất muốn. Tội gian dâm dưới mọi hình thức sẽ tách biệt chúng ta. Và nguyện bài học trả giá mà Ê-sau đã phải gánh chịu dạy mỗi chúng ta trân trọng di sản hơn là thỏa mãn ham muốn tức thì.

Vì Đức Chúa Trời thánh khiết trong mọi bản chất của Ngài, Ngài mời chúng ta hãy thánh khiết trong mọi việc chúng ta làm.

DaKimCuong 1262x981

Thánh Khiết Trong Những Gì Chúng Ta Suy Nghĩ

Vậy, tôi xin nói điều này và nhân danh Chúa nài xin anh chị em: đừng tiếp tục sống như người ngoại, theo tâm trí hư không của họ. Trí óc họ tối tăm, họ xa lạ với sự sống của Đức Chúa Trời vì lòng ngu muội và chai đá. Họ lì lợm buông mình theo thói trụy lạc, thích làm mọi điều ô uế. (Ê ph 4:17-19)

Như chúng ta đã học, sự hư không đối nghịch với sự hữu dụng. Tâm trí chúng ta lí luận theo những gì nó biết và kinh nghiệm; điều này chống nghịch với mục đích của sự biến đổi. Chúng ta không thể quay lại lối sống mà chúng ta sống trước đây khi chúng ta còn xa lạ với sự sống của Chúa. Chúng ta lúc đó đang chết mất khi chúng ta đắm mình trong sự thờ thần tượng và sa đọa với hy vọng rằng những thứ này giúp chúng ta cảm thấy mình còn sống. Những ai mất hết nhân tính càng lún sâu vào bóng tối của nhục dục trần gian. Ê-phê-sô tiếp tục chỉ chúng ta về Chúa Giê-su:

Nhưng anh chị em không học theo Chúa Cứu Thế như vậy. Quả thật, anh chị em đã nghe về Ngài và được dạy dỗ trong Ngài đúng theo chân lý đã thể hiện trong Đức Chúa Giê-su. Anh chị em phải lột bỏ con người cũ theo lối sống trước đây, là con người bị các dục vọng lừa dối hủy hoại. Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em. Hãy mặc lấy con người mới giống như hình ảnh Đức Chúa Trời, được sáng tạo trong chân lý công chính và thánh khiết. (4:20-24)

Đây một lần nữa. Chúng ta được khuyên phải bỏ đi con người cũ, lối sống cũ của nó và mọi ham muốn đi kèm của nó, để chúng ta dọn đường cho con người mới thật sư.

Con người mới là con người mà Đức Thánh Linh mong ước bày tỏ cho chúng ta trong sự công chính thật (địa vị ngay thẳng) và sự thánh khiết thật (cách để sống theo ánh sáng công chính). N.T. Wright xác nhận điều này trong lời chú giải của ông trong thư tín ngục tù của Phao lô:

“Hãy đổi mới trong tinh thần của tâm trí anh em” (c.23). Đây là bí quyết. Nếu tấm lòng ngay thẳng, này là lúc để làm cho tâm trí ngay thẳng. Sau đó bạn có năng lực của sức mạnh ý chí để bắt cách ăn ở của mình làm theo. Lột bỏ người cũ, mặc lấy người mới!

Làm sao chúng ta đổi mới tinh thần của tâm trí chúng ta? Đây là một câu hỏi tôi đã hỏi nhiều lần, nhưng câu trả lời của tôi không phải là điều người ta muốn nghe. Tâm trí chúng ta được đổi mới bởi sự vâng theo lẽ thật của Lời Chúa. Chúng ta hãy đào sâu 1Phi-e-rơ để hiểu mạng lệnh này theo mạch văn.

Thánh Khiết Là Vâng Lời

Vậy, anh chị em hãy chuẩn bị tâm trí, bình tĩnh, đặt sự hy vọng hoàn toàn vào ân sủng sẽ được ban cho anh chị em trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-su hiện ra. Như con cái hay vâng lời, đừng làm theo những dục vọng lúc trước, khi anh chị em còn sống trong dốt nát. Nhưng như Đấng kêu gọi anh chị em là thánh, anh chị em phải nên thánh trong mọi cách sống mình. Vì Kinh Thánh chép rằng: “Các ngươi phải thánh, vì ta là thánh.” (1 Phi 1:13-16)

Trong khi nghiên cứu mạng lệnh này để chuẩn bị tâm trí chúng ta cho hành động, tôi thấy nhóm từ song song “hãy vũ trang tâm trí của anh em.” Đây là lời kêu gọi để đổi mới và vũ trang tâm trí bằng Lời Chúa để hy vọng của chúng ta neo vững vàng trong quyền năng của ân sủng. Ân sủng này mang lại khải thị và sự sẵn lòng để bước theo Chúa Giê-su.

Sự vâng lời đòi hỏi rằng chúng ta sẽ chọn điều gì và ai chúng ta vâng lời. Liệu chúng ta vâng theo ham muốn của chúng ta hay theo Lời Chúa, là lời đúc khuôn cuộc đời chúng ta? Tâm linh thì muốn nhưng xác thịt thì yếu đuối và có thói quen phạm tội. Vì thế, chúng ta phải chủ ý chọn chuyển biến để vâng lời về mọi cấp độ. Khi chúng ta đọc Lời Chúa, chúng ta cầu nguyện xin Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ bất cứ lĩnh vực nào thỏa hiệp và hòa đồng mà chúng ta dung túng do thói quen hay do ngu dốt.

Một khi chúng ta biết thì chúng ta nên làm.

Tôi chia sẻ điều này để khích lệ bạn; tôi hiếm khi cảm thấy muốn vâng lời. Tôi vâng lời vì tôi chọn tôn trọng Chúa. Lời khuyên ở đây là, Đấng kêu gọi chúng ta là thánh nên chúng ta cũng thánh trong mọi cách ăn ở của mình. Đức Chúa Trời là thánh trong bản chất của Ngài. Chúng ta cũng thánh trong mọi việc chúng ta làm. Điều này có nghĩa là cách chúng ta sống trước mặt người khác nên phản chiếu sự đầu phục đối với Đức Chúa Trời vô hình.

Đức Chúa Trời là thánh . .. chúng ta phải làm thánh.

Nhờ vâng phục chân lý, linh hồn anh chị em đã được tinh luyện để yêu thương anh chị em một cách chân thật. Hãy hết lòng, tha thiết yêu thương lẫn nhau. Vì anh chị em đã được tái sanh không phải bởi những hạt giống hư nát nhưng bởi hạt giống không hư nát, là lời hằng sống và hằng còn của Đức Chúa Trời. (1 Phi 1:22-23)

Sự vâng lời đối với lẽ thật thanh tẩy linh hồn chúng ta. Sự thanh tẩy này xảy ra qua việc làm, không chỉ qua việc nghe. Chúng ta được cứu qua sự hy sinh của Chiên Con không tì vết và tâm trí chúng ta được đổi mới bởi Lời Đức Chúa Trời và linh hồn chúng ta được thanh tẩy qua sự vâng theo lẽ thật. Việc này là một quá trình.

Khi chúng ta vâng phục lẽ thật, tấm lòng chúng ta được tinh luyện để chúng ta có thể yêu thương người khác cách sâu đậm. Tình yêu không thể đi sâu hơn khoảng trống mà tấm lòng dọn sẵn. Cứ ở trong Lời Chúa gia tăng độ sâu và khả năng yêu thương. Một tấm lòng mà kháng cự lẽ thật chỉ có thể yêu thương giả tạo. Christ là hạt giống không hư nát và Đá Góc Nhà vững chãi của mọi lẽ thật. Bên ngoài lẽ thật, tình yêu là điều không thể.

Hạt giống không hư nát của Lời Chúa còn đến đời đời. Việc đeo đuổi sự thánh khiết không thể xảy ra bên ngoài Lời Chúa. Sự đeo đuổi này không phục dưới sự giải nghĩa của chúng ta. Khi Lời Chúa tự do hành động trong chúng ta, chúng ta yêu thương và sản sinh bông trái còn đến lâu dài vì nó là thánh khiết và chân thật. Có những lúc khi mà sự vâng lời đối với lẽ thật sẽ cảm thấy như bị chết đi trong lĩnh vực này. Nhưng hãy nhớ, những ngày của chúng ta trên đất chỉ là hơi nước. Chúng ta sẽ thức tỉnh để phát hiện ra rằng đời sống thật của chúng ta là ở đời sau.

Sự thánh khiết là sự kết nối của chúng ta với cái nhìn đời đời.

Sự thánh khiết là thế giới bên kia của chúng ta.

Các câu này đem chúng ta trở lại Đá Góc Nhà và ý nghĩa của việc trở thành viên đá sống và một dân thánh.

Sự thánh khiết xây dựng cuộc đời tôn trọng Chúa

Anh chị em hãy từ bỏ hết những gian ác, lường gạt, giả dối, ganh ghét, và mọi điều vu cáo. Hãy trở nên như những đứa trẻ mới sinh, ham thích sữa thuộc linh tinh khiết, nhờ đó anh chị em có thể trưởng thành trong sự cứu rỗi, nếu anh chị em đã nếm sự nhân từ của Chúa. (1 Phi 2:1-3)

Sự cứu rỗi là món quà miễn phí (thay vì kiếm được) mà chúng ta tăng trưởng trong đó mỗi ngày. Như thể là mỗi chúng ta được ban cho một ngôi nhà trống. Chúng ta hiện ở trong ngôi nhà (được cứu), nhưng nó cần trang trí đồ đạc để chúng ta sống thoải mái và mời người khác vào. Khi chúng ta nếm biết sự tốt lành của Chúa, chúng ta tăng trưởng trong sự tốt lành. Và sau đó Phi e rơ nói:

Hãy đến cùng Ngài là tảng đá sống, đã bị loài người loại bỏ nhưng được Đức Chúa Trời chọn lựa và quý trọng. (1Phi 2:4)

Thánh Khiết Nghĩa Là Chúng Ta Kiểm Soát Thân Thể

Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết, tránh gian dâm. Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng, chớ chiều theo đam mê dục vọng như những người ngoại đạo không biết Đức Chúa Trời. Đừng ai vi phạm hay lừa gạt anh chị em mình về vấn đề này Ctd: về vấn đề gian dâm hoặc về công việc vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những điều đó như chúng tôi đã nói trước và cảnh cáo anh chị em. Vì Đức Chúa Trời đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế nhưng sống thánh khiết. Cho nên ai bác bỏ lời huấn thị trên thì không phải bác bỏ loài người nhưng khước từ Đức Chúa Trời, Đấng ban Đức Thánh Linh của Ngài cho anh chị em. (1 Tê 4:3-8)

Ý của Chúa là chúng ta không chỉ được cứu mà còn được thánh hóa. Khi chúng ta biết Chúa, chúng ta cho phép Lời Ngài chi phối đời sống chúng ta và chúng ta không còn sống bởi tham dục quá khứ hay bởi những xui khiến của văn hóa con người. Những tín hữu người Tê-sa-lô-ni-ca sống trong một nền văn hóa rất dâm dục; thê thiếp, tình dục nghi lễ, tình dục đồng giới và điếm đĩ là chuẩn mực văn hóa của họ. Để mạnh mẽ tránh khỏi các tội này, các tín hữu cần trở thành tấm gương tin kính cho nhau. Phao lô không bào chữa cho những người Tê-sa-lô-ni-ca do văn hóa của họ; ông tin rằng ân sủng của Chúa đầy quyền năng đủ để họ bước đi trong thánh khiết.

Chúng ta đang được mọi người quan sát. Cách chúng ta sống tỏ cho thấy điều chúng ta tin. Nếu chúng ta sống sao đó mà khiến người khác vấp ngã và phạm tội, Đức Chúa Trời sẽ ra tay vì cớ họ.

Ti-mô-thê thứ nhì nói:

Trong một ngôi nhà lớn không phải chỉ có những đồ vật bằng vàng và bạc, nhưng cũng có đồ vật bằng gỗ, bằng sành nữa; có thứ dùng cho việc sang, cũng có thứ dùng cho việc bình thường. Nếu ai tẩy mình cho sạch những điều gian ác vừa kể ở trên thì sẽ trở nên một đồ vật dùng cho việc sang, dành riêng cho chủ sử dụng. Người đó được thánh hóa, có ích cho chủ, và được chuẩn bị sẵn sàng để làm mọi việc lành. Con phải tránh xa các đam mê của tuổi trẻ, nhưng hãy hiệp cùng những người kêu cầu Chúa với tấm lòng trong sạch mà đeo đuổi nếp sống công chính, trau dồi đức tin, tình yêu thương và giữ gìn sự bình an trong tâm trí. (2:20-22)

Chúng ta đang ở trong nhà. Vậy sao không làm mình thành hữu dụng và giá trị đối với Chủ nhà?

Rất nhiều lĩnh vực trong đời sống tôi đòi hỏi một quá trình chuẩn bị lâu dài. Chẳng hạn, mất một thời gian khá lâu trước khi tôi có thể chia sẻ về hôn nhân. Trong lĩnh vực này cùng nhiều lĩnh vực khác, tôi chưa sẵn sàng; tôi không hữu dụng cho mục đích của Chủ. Trong những lĩnh vực này, tôi đang trong quá trình học hỏi thay vì thích hợp cho các việc lành. Giải thưởng tôi nhận duy nhất là lúc tôi 10 tuổi. Lúc đó nó là giải cao quí nhất. Điều này nói lên nhiều câu chuyện cuộc đời tôi. Vì phần lớn, chúng ta quên rằng sự cải thiện chính là sự chiến thắng.

Lòng tôi muốn nhìn thấy một thế hệ người trẻ chuẩn bị nhanh hơn. Điều này có nghĩa là họ phải chạy trốn tham dục tuổi trẻ. Chạy trốn nghĩa là chạy cách kinh khiếp. Hãy bỏ tham dục, sự kiêu ngạo, sự so sánh và sự canh tranh. Nhưng chạy trốn thôi chưa đủ. Chúng ta phải chạy đến điều gì đó. Này là lúc chạy đến sự công chính, đức tin, tình yêu và bình an bền vững. Tôi muốn những thanh niên nam nữ được kể trong số những người kêu cầu Danh Chúa với tấm lòng trong sạch. Tôi muốn Danh Chúa thành tháp kiên cố cho mọi thế hệ và Danh Ngài là thánh.

Sự thánh khiết nghĩa là chúng ta đến gần Đức Chúa Trời dựa trên điều kiện của Ngài, chứ không phải điều kiện của chúng ta. Văn hóa của chúng ta đã nhiễm thói quen lấy ân điển của Chúa rồi dùng nó như cái cớ để phạm tội. Có cả luật đạo đức và nếp sống tốt đẹp dưới Luật Pháp Do Thái. Giao ước ân điển không hề nhằm hạ thấp luật đạo đức. Sự thánh khiết và tình yêu đã đem bộ luật đạo đức lên một tiêu chuẩn cao hơn. Trong Tân ước, sự ngoại tình phát sinh qua việc ham muốn người phụ nữ trong lòng; trong Cựu ước, tội không có thật cho đến khi nó bày tỏ qua sự ngoại tình. Lần nữa tôi quay sang sự khôn ngoan của N.T.Wright để nhìn thời đại chúng ta:

Thế giới hiện đại đã quay sang ham muốn tình dục, sự thiên kiến và thực hành tự do về đạo đức, nơi mà chỉ có một luật lệ đó là người ta được cho phép bày tỏ bất kì ước muốn nào tình cờ nảy sinh hay phát sinh trong họ. Đối với Phao lô, cũng như tất cả các giáo sư Do Thái và Cơ đốc dạy về lối sống đạo đức, nói như thế là bạn phải cho phép lối sống phóng túng. Tình dục là món quà của Đấng Tạo Hóa khôn ngoan, nhưng giống như mọi món quà tốt khác, được ban cho có mục đích; còn không thì trong một thế giới nơi mà chỉ có một mục đích đó là thỏa mãn cái tôi và không cần làm gì để kiềm chế và kiểm soát những ham muốn như ham muốn tình dục.

Sự tự thỏa mãn không bao giờ là mục tiêu cho những người theo Chúa. Chúng ta không thể cho phép những sở thích và ham muốn tình dục làm chủ chúng ta. Chúa Giê-su hoàn toàn là con người và bị cám dỗ như chúng ta. Điều này có nghĩa là Ngài có khả năng kinh nghiệm cùng những ham muốn mà chúng ta vật lộn. Nhưng Ngài không phạm tội. Bất kì cám dỗ nào xảy ra trong đời sống bạn, Chúa Giê-su đều chiến thắng để tội lỗi không kiểm soát bạn bởi uy quyền của nó. Tôi không nói rằng việc chiến thắng cám dỗ là dễ dàng. Chuyện này khó thật, nhưng sự tự do đáng để chiến đấu.

Thánh Khiết Nghĩa Là Nói Lẽ Thật

Nếu thế gian ghét các con, thì hãy biết là họ đã từng ghét Ta trước rồi. Nếu các con ra từ thế gian nầy thì thế gian sẽ yêu chuộng người của họ. Nhưng vì các con không thuộc thế gian và Ta đã tuyển chọn các con từ trong thế gian, nên thế gian hẳn sẽ ghét các con. (Gi 15:18-19)

Chúng ta phải đứng lên giữa đống đổ nát và tuyên bố lẽ thật. Chúng ta sẽ bị người ta ghét nếu chúng ta chọn gắn bó bản thân với những giá trị đời đời. Trở nên thánh khiết đối với Chúa không có nghĩa là người ta lúc nào cũng vui vẻ với điều chúng ta nói. Chúa Giê-su lặp lại mạng lệnh của Ngài mà cần phải nhớ trong các câu tiếp theo:

Hãy ghi nhớ lời Ta dạy bảo các con: Không đầy tớ nào hơn chủ mình được. Nếu họ đã bắt bớ Ta thì cũng sẽ bắt bớ các con. Nếu họ đã vâng giữ lời Ta dạy thì cũng sẽ vâng giữ lời các con. Nhưng họ sẽ đối xử với các con như vậy vì danh Ta và cũng vì họ không biết Đấng đã sai phái Ta. (c.20-21)

Chúng ta được hứa sự bắt bớ, không phải sự yêu chuộng. Nếu bạn hòa với những gì thế gian nói thì sẽ nổi tiếng ngay. Cho rằng lẽ thật là chủ quan và Kinh Thánh lỗi thời là rất phổ biến. Cho rằng Chúa Giê-su hiểu nổi đau thì rất phổ biến, chứ đề nghị rằng Ngài cũng sẽ giúp bạn bước đi dù què chân hơn là dựa vào khôn ngoan riêng của mình thì không phổ biến lắm. Cho rằng Lời Đức Chúa Trời là thẩm quyền cuối cùng trong đời sống thì không phổ biến lắm. Cho rằng Ngài là Đức Chúa Trời Đấng không thay đổi, dù phản ứng của chúng ta đối với tội lỗi đã đổi thay thì không nổi tiếng lắm.

Nếu Ta không đến báo cho họ hay thì họ đã khỏi mắc tội, nhưng bây giờ họ không thể viện cớ gì để bào chữa tội lỗi mình được. (Gi 15:22)

Chúng ta không loại trừ tội lỗi bằng cách bình thường hóa và bào chữa cho tội lỗi; chúng ta phải đi vào tận gốc rễ của vấn đề và loại bỏ nguồn gốc của tội lỗi và xấu hổ - tấm lòng bị chia cắt.

Là môn đồ của Chúa, chúng ta không hề tán thành việc chặt tay kẻ trộm, giết kẻ ngoại tình hay án tử hình cho những ai phạm tội hãm hiếp hay hiếp dâm. Mục tiêu của chúng ta không phải là thực thi luật pháp mà là chỉ đường đến với Chúa Giê-su. Trong Christ, mọi tội lỗi đều được tha và chúng ta tách mình khỏi mọi vị trí phán xét. Tuy nhiên yêu thương ai đó không có nghĩa là chúng ta tán thành tội lỗi của họ (tham lam, thờ thần tượng, bói toán hay gian dâm). Mà có nghĩa là chúng ta nhìn nhận giá trị của con người họ và nói ánh sáng cho tương lai của họ.

Không ai trong chúng ta mà không có tội, nhưng khải thì đó không có nghĩa là việc sai trái đổi thành việc ngay thẳng. Chúng ta hãy đọc lại sự tương tác trong đó Chúa Giê-su hỏi người đàn bà bị bắt phạm tội ngoại tình xem thử có ai còn lại kiện cáo cô ta không:

Người đàn bà trả lời: “Thưa ông, không ai cả!” Đức Chúa Giê-su bảo: “Ta đây cũng không kết tội chị đâu; về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!” (Gi 8:11)

Chúa Giê-su không dừng ở lòng thương xót tha tội (“Ta cũng không định tội ngươi”); Ngài còn thêm vào sự ăn năn và ân điển (“Hãy đi, từ nay trở đi đừng phạm tội nữa”). Ngài không tán thành lối sống ngoại tình của cô. Ngài không nói, “Đừng lo về chuyện đó, hỡi cô gái. Mọi tội tương lai của ngươi đều được tha.” Dù quả như vậy). Ngài cũng không nói, “Ta hiểu con có nhu cầu.” Ngài phán, “Hãy bỏ đi đời sống tối tăm và bước vào ánh sáng của Ta.”

Đức Chúa Giê-su lại phán: “Chính Ta là ánh sáng của thế giới, người nào theo Ta sẽ không còn đi trong tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống.” (Gi 8:12)

Thay vì bỏ lại bóng tối để đến ánh sáng, chúng ta thường thay đổi quan điểm của chúng ta và gọi bóng tối là ánh sáng. Chúng ta hãy bước đi trong sự đồng cảm để giúp người khác sống đời sống tự do. Chúng ta hãy mời người khác bỏ lại bóng tối của quá khứ và bước theo Chúa Giê-su vào ánh sáng của Ngài. Nhưng đây là một cuộc nói chuyện xảy ra cách riêng tư, không vội đăng trên mạng xã hội, và đây là lí do tôi có nói là phải gặp mặt đối mặt mà nói chuyện.

Đừng cho chó vật thánh, chớ ném châu ngọc cho heo, e rằng chúng sẽ giẫm dưới chân rồi quay lại cắn xé các con. (Mat 7:6)

Tôi sẽ không biết tham khảo đâu để hiểu sự thánh khiết nếu tôi không phải là người nghiên cứu Kinh Thánh. Lời Đức Chúa Trời nằm ngoài ngữ cảnh của một người Cha yêu thương nghe rất chói tai. Tôi không muốn chỉ bảo nên suy nghĩ gì. Bạn đã gặp quá nhiều người làm chuyện đó rồi. Tôi muốn bạn tự suy nghĩ và lắng nghe cho mình. Đây là lí do tôi mong bạn nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh này và lặp lại cách hết lòng những lời cầu nguyện của Chúa Giê-su cho chúng ta:

Con truyền lời Cha cho họ. Người đời ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không cầu xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ an toàn khỏi kẻ ác. Họ không thuộc về trần gian, cũng như Con không thuộc về trần gian. Xin Cha dùng chân lý thánh hóa họ. Lời Cha chính là chân lý. Như Cha đã sai Con đến trần gian, thì Con cũng phái họ vào trần gian. Vì họ mà Con thánh hiến chính mình, để họ cũng được thánh hóa trong chân lý. (Gi 17:14-19)

Lạy Cha thiên thượng,

Hãy thánh hóa con bằng Lời Ngài và khiến con thánh khiết trong lẽ thật. Hãy thêm năng lực cho con để bỏ lại phía sau mọi chuyện thuộc bóng tối. Con muốn sống và yêu thương theo ánh sáng Ngài hướng dẫn. Nguyện con thánh khiết trong mọi việc con làm để người khác biết con thuộc về Ngài.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 1952 guests and no members online

Your Language