06a. Ghét Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere
Chúng ta không thể yêu Chúa mà không ghét điều Chúa ghét. Charles Spurgeon
Tôi biết. Đây là đề tài khó nuốt. Nó hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên, nhưng không thể nào có chuyện yêu Chúa trừ khi chúng ta ghét những gì Chúa ghét.
Hãy để tôi chia sẻ thể nào sự giằng co giữa hai thái cực này trở nên một thực tế cho tôi. Tôi mới vừa viết xong chương trước về tình yêu khi tôi nghe Đức Thánh Linh thì thầm, “Lisa, con cũng vững vàng trong việc ghét bỏ nữa.”
Tim tôi đập mạnh.
Làm sao Đức Chúa Trời chúng ta là tình yêu . . . mà lại ghét bỏ?
Như một câu trả lời, một nhóm từ trong sách Châm Ngôn hiện ra trong đầu: “Có sáu điều Chúa ghét. . .” Vâng, Chúa có ghét! Đây không phải là đoạn Kinh Thánh tôi thường nói đến, nên tôi mở phần mềm Kinh Thánh của tôi ra và chép bốn câu từ Châm Ngôn 6 vào một trang mới và gọi nó là một ngày.
Lúc đó chúng tôi đang cắm trại tại Florida cùng với 11 người chen chúc trong một ngôi nhà, nên tôi viết trong nhà của một người bạn và bỏ quên cái điện thoại di động của của tôi ở chỗ tôi ở. Khi tôi quay về nhà, tôi nhận được một số tin nhắn.
Một tin nhắn là từ một người bạn của tôi là Rabi Brian. Ông nói rằng Đức Thánh Linh đã tỏ cho ông biết tôi đang viết sách và ông khích lệ tôi đeo đuổi ý tưởng mới đã đến với tôi ngày hôm đó. Không biết chuyện gì xảy ra, ông trấn an tôi, “Đây là thứ thuốc giải độc để trị căn bệnh lừa dối của thế gian mà hội thánh mắc phải: chính là sự khôn ngoan thánh của Kinh Thánh.” Ông nói tiếp, “Chúng ta không có thời gian cho thời khắc quan trọng đó là tín hữu ngày nay bị dụ dỗ bởi những nhu cầu ích kỷ và bất an, muốn đươc thế gian chấp nhận và muốn được có chân trong cái xã hội lộn xộn thay vì để hình ảnh của Đức Chúa Trời xác định hình ảnh của chúng ta và để ảnh tượng của Đức Chúa Trời định nghĩa cách chúng ta hoạt động và vận hành trên đất này.» Vâng, bây giờ chúng ta đi tiếp.
Sáng hôm sau trước khi tôi ngồi xuống đánh hay tra cứu Kinh Thánh, tôi cầu nguyện, “Lạy Cha thiên thượng, con cần Ngài phán với con. Phản ứng đầu tiên của con là việc ghét bỏ đó không phù hợp với một Đức Chúa Trời Đấng yêu thương, nhưng con thấy rõ từ sách Châm Ngôn là có những việc mà Ngài ghét. Xin hãy dạy dỗ con. Trong Danh Chúa Giê-su, amen.
Ngay khi miệng tôi nói lời amen thì Đức Thánh Linh bắt đầu nói. Tôi ghi lại những gì tôi nghe càng nhanh càng tốt. Đây là những ý chính mà tôi mong sẽ giải thích trong chương này:
Đức Chúa Trời ghét tất cả tình yêu giả tạo.
Đức Chúa Trời ghét những gì phá vỡ và chia rẽ những người Ngài yêu.
Ngài ghét những gì hạ thấp hình ảnh của Ngài và bóp méo danh tính của chúng ta.
Nói ngắn gọn, Cha chúng ta ghét tất cả những gì xuyên tạc và làm băng hoại tình yêu.
Đức Chúa Trời yêu con người. Đức Chúa Trời yêu những kẻ tan vỡ. Đức Chúa Trời yêu những kẻ bị trói buộc. Đức Chúa Trời yêu tội nhân. Đức Chúa Trời là tình yêu và tình yêu không bao giờ ghét con người, vì con người là kẻ mà Chúa yêu.
Đức Chúa Trời yêu mỗi một người . . . nhưng Ngài không yêu mỗi một sự việc xảy ra.
Từ lúc sáng tạo, Đức Chúa Trời tạo dựng mọi sự tốt đẹp và ích lợi cho con người. Buồn thay, tôi không cần nói cho bạn biết chúng ta không còn bước đi trên mảnh đất tinh ròng của vườn Ê-đen. Chính đất dưới chân chúng ta đang quặn thắt, đau đớn chờ được phục hồi. Tương tự, chính tấm lòng con người đầy nỗi tuyệt vọng, mong mỏi sự khải thị và sự nhận biết mọi điều chân thật, công chính và đẹp đẽ. Chúng ta muốn nhìn thấy tình yêu biểu lộ một cách đầy trọn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Có khả năng là chúng ta thần tượng hóa tình yêu và trong quá trình đó chúng ta gọi những thứ mà không phải là tình yêu thật không? Có phải chúng ta tin hành động của chúng ta là yêu thương trong khi thực tế thì không phải không? Đức Chúa Trời là tình yêu, nhưng tình yêu không phải là Đức Chúa Trời. Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, không tôn thờ tình yêu. Không gì phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-su (Rô 8:39). Nhưng hiểm nguy phát sinh khi chúng ta phân rẽ tình yêu khỏi chuẩn mực của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là tình yêu (1Gi 4:8). Đức Chúa Trời là đám lửa thiêu đốt (Hê 12:29). Trong Ngài chúng ta sống động (Công vụ 17:28). Khi chúng ta gộp những lẽ thật này lại, thì thật không ngoa khi nói, «Chúng ta sống trong đám lửa thiêu đốt của tình yêu Đức Chúa Trời.»
Tại Sao Phải Ghét?
Ghét là một từ đầy cảm xúc tiêu cực. Hoàn toàn không có chuyện trung lập về việc ghét bỏ. Tôi nghĩ ngay đến từ liên hệ: ghét tội phạm. Để khai phá con đường này với tôi, tôi cần bạn gác sang những kinh nghiệm cá nhân về việc ghét bỏ và tách từ này xa khỏi mọi người. Trong suốt quá trình đọc những trang sách này và vì mục đích trình bày lẽ thật, xin hãy gác sang một bên những hình ảnh và hành động ganh ghét. Bạn có đồng ý rằng định nghĩa về tình yêu đã bị bóp méo bởi nền văn hóa và kinh nghiệm của con người không? Bạn có đồng ý rằng thuật ngữ tình yêu đã bị lạm dụng không? Rất thường người ta nói họ yêu nhưng không có hành động đi kèm hay không có kết ước yêu thương. Khi một từ ngữ bị lạm dụng quá nhiều, ý nghĩa của nó có thể bị biến chất hay thậm chí bị đánh mất. Để thật sự yêu như Chúa yêu, chúng ta không thể yêu những gì Ngài ghét.
Cũng như tình yêu không thể được định nghĩa bên ngoài cái nhìn đời đời của Đấng Tạo Hóa, thì chúng ta cũng phải tra xem Kinh Thánh để tìm định nghĩa về việc ghét. Tạm thời chúng ta gác sang một bên những kinh nghiệm của con người về sự ganh ghét và bàn đến ý nghĩa của nó.
Là một danh từ, nó bao gồm những từ ngữ thù nghịch như kinh tởm, gớm ghiếc, khiếp sợ và khinh bỉ. Khi việc ghét bỏ mang hình thức động từ, nó có nghĩa là ghê tởm, ghét bỏ, khinh thường và khinh bỉ.
Thoạt nhìn, rất dễ để khẳng định rằng mỗi một thuộc tính nào của nó đều không thích hợp với Đức Chúa Trời Đấng không chỉ yêu thương mà Ngài còn là tình yêu. Nhưng khi tôi tra cứu Kinh Thánh, tôi phát hiện ra những ý sau đây. Cha chúng ta ghét:
Mọi thứ nào hạ thấp sự công chính và lẽ thật
Khi người góa bụa, kẻ mồ côi và khách lạ bị áp bức việc lạm dụng người lớn tuổi và bỏ lơ gia đình
Những gì làm hoen ố sự tốt lành của Ngài và bóp nghẹt các quà tặng của Ngài
Khi tình yêu bị bóp méo thành ích kỷ và khi bạn bè thành kẻ thù
Những gì thay đổi hình ảnh của Ngài và làm méo mó hình ảnh của chúng ta
Khi điều ác được cho là tốt và kẻ vô tội bị giết chết khi lòng kiêu ngạo và khoe khoang làm hư hỏng chúng
ta
Những điểm này là cái nhìn tổng quát, chứ không phải là danh sách đầy đủ. Sự tham khảo hay nhất đó là Đức Chúa Trời ghét tất cả những gì hạ thấp tình yêu, vì mọi thứ nào hạ thấp tình yêu là hạ thấp chúng ta.
Khi tôi tra cứu Kinh Thánh để có được hiểu biết những gì Chúa ghét, tôi bị sốc khi phát hiện trên ba ngàn từ được nói trong ngữ cảnh về những điều hạ thấp những gì mà tình yêu tìm kiếm để xây dựng.
Khi tình yêu bị hạ thấp, hiểu biết của chúng ta về Đức Chúa Trời, là Đấng yêu thương, bị giảm thấp trầm trọng. Khi hình ảnh của Đức Chúa Trời bị bóp méo, con cái mà tìm kiếm Người Cha sẽ rối trí. Cuối cùng, mọi sự Đức Chúa Trời ghét là nhằm bảo vệ những gì Ngài yêu. Tại sao tôi lại ngạc nhiên? Tất cả cha mẹ thương con nào cũng đều ghét mọi hình thức gian ác nhằm tìm cách tiêu diệt con cái họ. Cựu ước không phải là những lời lẽ của một Đức Chúa Trời giận dữ; trái lại, nó là lời khuyên bảo của một người cha yêu thương muốn con cái mình sống cuộc đời tốt nhất. Chúa Giê-su không thay đổi ý định của Đức Chúa Trời trong Tân ước. Chúa Giê-su đến để bày tỏ tấm lòng của Cha.
Không cha mẹ nào muốn sự khổ cực cho con cái mình. Nhưng những tranh chiến và thử thách không phải là kẻ thù cuối cùng của chúng ta. Những thử thách ở đời này được dùng như chất thử luyện kéo con cái Chúa đến chỗ khiêm nhường và cầu nguyện. Những thử thách cho ta một cặp mắt khác với cái nhìn tươi mới khi ta đọc Lời Chúa. Kẻ thù đích thực của chúng ta có bản chất tinh vi hơn. Nó là những thói xấu như tham lam, kiêu ngạo, thỏa hiệp, vô luân, thờ thần tượng và suy đồi. Những tình trạng méo mó này trong thế gian lừa dối nhiều con cái Chúa khi ám chỉ rằng chúng ta có thể hầu việc hai chủ: Đức Chúa Trời và hệ thống thế gian này.
Chúng ta hãy thành thật, một thế hệ đã thật sự đói trong sa mạc, họ lang thang trên những con đường xưa cũ, thất vọng bởi những gì họ chứng kiến trong hôn nhân, trong chốn công quyền và ngay cả trong nơi thờ phượng tôn nghiêm nhất. Trong thời kì đói khát, kẻ thù bắt lấy họ và kéo họ lên đỉnh cao và hứa ban cho họ cả thế giới này nếu họ chỉ quỳ xuống và thờ lạy cái tôi to tướng của hắn. Văn hóa của chúng ta vang vọng âm thanh này như thể muốn khuyến khích chúng ta hãy làm hòa nơi mà không có hòa bình và gọi những điều phàm tục là thánh thiện. Văn hóa chúng ta hấp dẫn lí trí của chúng ta và mời gọi chúng ta chối bỏ những giới hạn của bản văn cổ xưa và những lời phán xưa cổ bằng cái tên là một Đức Chúa Trời im lặng.
Ghét Ánh Sáng
Để thật sự yêu ánh sáng, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro bị bóng tối ganh ghét. Để được thế gian yêu mến, chúng ta phải yêu những gì thế gian yêu. Nhưng sự chấp nhận không dừng tại đó. Chúng ta cũng phải ghét những gì thế gian ghét. Nếu chúng ta không làm cả hai thì chúng ta sẽ bị thế gian ghét. Chúng ta phải tán đồng những gì mà hệ thống thế gian tán đồng còn không sẽ bị cho là đồ xấu xa.
Án lý buộc tội là thế nầy: Ánh sáng đã chiếu vào thế gian nhưng người đời yêu chuộng bóng tối hơn ánh sáng vì hành vi của họ là gian ác. Vì người làm ác thì ghét ánh sáng và không chịu đến cùng ánh sáng, sợ rằng hành vi của mình sẽ bị phơi bày ra. Còn người hành động theo chân lý thì đến cùng ánh sáng để cho thấy rằng những công việc mình đã làm là hiệp với Đức Chúa Trời. (Giăng 3:19-21)
Khi chúng ta sợ bị phơi bày, rất dễ để chọn yêu bóng tối và đổ lỗi cho ánh sáng vì nó có khuynh hướng phơi bày bóng tối. Một số người chọn gọi bóng tối là ánh sáng. Tôi hiểu điều này. Quả là không vui khi bị gọi riêng ra, nhưng đôi khi điều đó là lành mạnh. Rốt cuộc, mọi sự giấu trong màn che của bóng tối sẽ được đem ra ánh sáng. Tốt hơn là cho phép Đức Thánh Linh phơi bày những chỗ nào bây giờ còn vướng bận bóng tối. Đừng sợ. Chúng ta có sự đảm bảo rằng ngay cả bóng tối là ánh sáng đối với Ngài.
Nếu tôi nói, chắc chắn bóng tối sẽ che giấu tôi, Ánh sáng sẽ trở nên đêm tối chung quanh tôi; Nhưng chính bóng tối sẽ không tối đối với Ngài; Ban đêm cũng sáng như ban ngày; Bóng tối như ánh sáng đối với Ngài. (Thi 139:11-12)
Đức Thánh Linh có thể soi sáng đường đời chúng ta và chỉ bảo chúng ta suốt đoạn đường. Cách duy nhất để đối phó sợ hãi là mời ánh sáng vào mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta. Khi chúng ta quyết định ghét mọi thứ nào che tối linh hồn chúng ta bằng cách đón nhận ánh sáng, chúng ta sẽ quay khỏi những gì mà ánh sáng phơi bày. Tình yêu tiến triển trong một tấm lòng trọn lành; vì thế, Chúa ghét điều gì phân chia tình cảm chúng ta. Hội thánh đầu tiên hiểu được điều này. Hãy đọc lời nài xin không chút thương xót của sứ đồ Gia cơ, người em của Chúa Giê-su:
Hay anh chị em tưởng lời Kinh Thánh này vô hiệu sao? “Thánh Linh ngự trong chúng ta khao khát đến nỗi ghen tuông.” Nhưng Ngài ban cho chúng ta ân sủng vĩ đại hơn nên Kinh Thánh nói: “Đức Chúa Trời chống kẻ kiêu ngạo nhưng ban ân sủng cho người khiêm tốn.” (Gia 4:4-5)
Có những người lí luận rằng các câu này không dành cho chúng ta ngày nay. Họ lí luận chúng ta đã đạt đến vị trí cao hơn. Nhưng khi tôi nhìn quanh quẩn, tôi không thể nhớ có lần nào mà nhân loại đã lún quá sâu trong tội lỗi như thế. Thiên đàng có hệ thống giá trị rất khác hệ thống của trần gian. Vì thế, chúng ta được cảnh cáo đừng đùa giỡn với những giá trị của đời này.
Khi tôi bắt đầu tra cứu những gì Đức Chúa Trời yêu thương ghét, cuộc tìm kiếm bắt đầu ở Châm Ngôn 6, nào chúng ta hãy cùng nhau xem xét:
Có sáu điều CHÚA ghét
Và bảy điều Ngài ghê tởm:
Con mắt tự cao;
Lưỡi dối trá;
Bàn tay đổ máu vô tội;
Lòng toan tính những âm mưu gian ác;
Chân vội vàng chạy đến điều dữ;
Nhân chứng gian thốt ra lời dối trá;
Kẻ gieo điều bất hòa giữa vòng anh em. (c.16-19)
Và đây là cái nhìn kỹ hơn ở tội số bảy.
Kiêu Ngạo
Chúa ghét sự kiêu ngạo vì nó đặt chúng ta thù nghịch với quyền năng biến đổi của tình yêu. Sách Gia cơ cho biết Chúa quả thật chống cự và đối địch cùng kẻ kiêu ngạo nhưng đồng thời ban ơn cho kẻ khiêm nhường và chịu học (Gia 4:6).
Trong cuốn sách Mere Christianity, C.S. Lewis có viết, “Kiêu ngạo là bệnh ung thư thuộc linh: nó gặm nhấm cái khả năng yêu thương, hay thỏa lòng, thậm chí khôn ngoan thường tình.” Dĩ nhiên Cha chúng ta không thể làm gì được ngoại trừ ghét những điều như thế, là điều thù nghịch với sự biến đổi của chúng ta.
Để phát họa một bức tranh sống động về kiêu ngạo, Châm ngôn 6:17 dùng những từ ngữ «con mắt kiêu ngạo». Những ai xem thường người khác một cách khinh bỉ. Bản Diễn Ý diễn giải thêm: «Xem thường người khác đang khi đó cho ta đây là danh giá.» Nhưng đó há không phải là cái nhìn dùng làm mẫu mực cho chúng ta trong hầu hết những mẫu quảng cáo hay tạp chí thời trang sao?
Đây là một vài đoạn Kinh Thánh khác diễn tả về tác hại hủy diệt của sự kiệu ngạo:
Kính sợ CHÚA là ghét điều ác; Ta ghét kiêu ngạo, tự cao,
Đường lối ác và miệng gian tà. (Châm 8:13)
Kiêu ngạo rốt cuộc sẽ làm hư hỏng lời nói chúng ta và kéo chúng ta xuống con đường gian ác.
Mắt tự cao, lòng kiêu ngạo, ngọn đèn của kẻ gian ác đều là tội lỗi. (Châm 21:4)
Câu này cho chúng ta biết tội lỗi núp phía sau vẻ hào nhoáng của kiêu ngạo, làm đen tối hiểu biết của kẻ ác.
Ai sửa sai người nhạo báng chuốc lấy sỉ nhục cho mình; Ai quở trách người gian ác sẽ bị tổn thương. Đừng quở trách người nhạo báng, nó sẽ ghét con; Trách người khôn ngoan, người sẽ thương con. (Châm 9:7-8)
Kiêu ngạo khiến chúng ta tự vệ, hung hăng và mù lòa với tình trạng thật của chúng ta. Sự hoài nghi và kiêu căng là cha đẻ của kiêu ngạo. Kiêu ngạo xem bất cứ lời khuyên bảo nào đều là điều sỉ nhục. Sự sửa dạy không bao giờ là vui vẻ cả, nhưng chúng ta có thể học yêu thích bông trái của sự sửa dạy: sự khôn ngoan.
Để yêu những gì Chúa yêu, trước hết chúng ta phải đóng cửa với sự kiêu ngạo vì nó dẫn đưa chúng ta đến chỗ hủy diệt.
Dối Trá
Lưỡi dối trá bao gồm cả hành động dối trá và loan truyền tin đồn. Thưa độc giả, trong thời đại của chúng ta, chúng ta quá cẩu thả về những gì chúng ta chọn nói ra, lặp lại và đăng lên. Tin tức rất khó biết đâu là thật đâu là giả - người ta truyền tải trên xa lộ thông tin và cướp đi tên tuổi của người khác khi họ gieo rắc xung đột và bất đồng.
Một quy tắc ứng xử an toàn là thế này: nếu bạn không biết, hãy cho qua. Chúa ghét hành động cố tình phỉ báng và dối trá. Châm ngôn 12:22 cho biết, “CHÚA ghê tởm môi gian dối, Nhưng người hành động chân thật làm hài lòng Ngài.” Điều này xoáy vào trọng tâm đó là sự dối trá thường che đậy sự không chung thủy. Chúa là tác giả và Đấng khởi xướng lẽ thật. Khi chúng ta nói dối, chúng ta hành xử như ông chủ trước đây của chúng ta là satan, là cha nói dối, vì lẽ thật không sống trong nó. Dối trá rủa sả tình yêu. Dối trá không hề yêu thương. Đây là sự thật hãi hùng nhất về dối trá: khi chúng ta nói dối lâu đủ, chúng ta mất đi sự tiếp xúc với lẽ thật và thực tế là lừa dối bản thân.
Làm Đổ Máu Vô Tội
Nhóm từ “tay làm đổ máu vô tội” mô tả ước muốn tính trước nhằm giết kẻ vô tội. Vào thời kì sách Châm Ngôn được viết ra, câu này nói đến một tập tục phổ biến về việc dâng sinh tế bằng trẻ em bởi những người thờ lạy thần Ba-anh Mô-lếch và Át-tạc-tê đã làm ảnh hưởng dân Y-sơ-ra-ên (1 Vua 14). Sự thờ phượng này có cả việc quan hệ tình dục tập thể. Những đứa trẻ được sinh ra qua tập tục này sẽ được dâng lên dưới ngọn lửa của thần Mô-lếch, tiếng kêu thét của chúng cộng với âm thanh của tiếng trống do các thầy cúng ngoại bang đánh. Điều không thể tưởng tượng được là một người mẹ có thể ném con mình vào lửa, nhưng tiên tri Ê-sai nói đến tập tục này:
Các ngươi hành dâm bên cây sồi, dưới mọi cây xanh; Các ngươi giết con cái làm sinh tế nơi thung lũng, dưới vực đá sâu. . . Ngươi đã đặt giường trên núi cao lừng lững và lên đó dâng tế lễ. Ngươi đã đặt vật tượng trưng sau cửa và cột cửa; vì từ bỏ Ta, ngươi đã lột trần, leo lên giường; làm cho giường rộng thêm. Ngươi đã tự kết ước với chúng; Yêu mến giường chúng và ngắm nhìn sự lõa lồ. (57:5,7-8)
Có phải chúng ta đã lót giường dâm loạn cho nơi thờ phượng của chúng ta chỉ để bắt trẻ em vô tội trả giá không?
Ngày nay không có trống, không có kèn. Chúng ta văn minh hơn thời xưa. Máu vô tội đã đổ một cách âm thầm trong bụng người mẹ. Người mẹ chọn ngủ im hay thức giấc trong lúc “phá thai”. Giết trẻ em vô tội còn trong trứng nước nghĩa là người cha người mẹ không cần nghe hay thấy cái chết của con mình. Gần năm mươi năm, nước Mỹ đã cho phép tập tục phá thai phổ biến này. Thủ tục phá thai được biết đến với cái tên là “nghi thức thiêng liêng của người phụ nữ và là một “nghi thức”. Nó được lập luận là “tự do tôn giáo.” Xin Chúa giúp chúng ta. Chúng ta chọn ghét hành động đó, chứ không ghét những con người can dự. Tình yêu ủng hộ những phụ nữ trẻ chọn phó sự sống cũng như công việc của mình để chuộc những kẻ đổ máu vô tội.
Lòng Mưu Tính Kế Hoạch Gian Ác
Một tấm lòng toan tính kế hoạch gian ác nói đến âm mưu cố tình làm hại người khác. Chúa có một kế hoạch cho đời sống chúng ta. Đó là kế hoạch nhằm ban phước, chứ không phải làm hại. Đó là lí do chúng ta được bảo hãy chúc phước thay vì rủa sả những người lạm dụng và ngược đãi chúng ta. Khi chúng ta tính gây ra chuyện xấu xa cho người khác, chúng ta đối nghịch với ý muốn của Chúa cho đời sống của họ và của chúng ta.
Chân Vội Đến Điều Xấu
Kinh Thánh nói rất rõ rằng tội ác là điều phải chạy trốn và tránh xa thay vì chạy tới. Thay vì chạy trốn, Bản Diễn Ý của Châm Ngôn 6:18 mô tả điều này bằng những từ ngữ dễ hiểu: những kẻ “khoái làm những chuyện ngang trái.” Một số người hãnh diện về những gì họ dính dáng. Họ nghĩ họ tinh khôn nếu không ai phát hiện ra họ. Điều mà họ không nhận ra đó là ngay cả nếu con mắt trần này bị che mắt, vẫn có một Đấng nhìn thấy hết.
Lời Chứng Giả
Tôi ngạc nhiên đó là Châm ngôn 6 liệt kê cả lưỡi dối trá và lời chứng giả trong số những điều Chúa ghét. Có phải nó hầu như là một không? Khi tôi nghiên cứu sự khác nhau, tôi học được rằng lời chứng giả là người nói dối bởi thề thốt. Họ không chỉ nói dối với con người; họ nói dối với Chúa và trong quá trình đó họ bẻ cong công lí. Đức Chúa Trời công bằng của chúng ta ghét sự bất công. Chính lí do này mà chúng ta tuyên thệ tại các tòa án nước Mỹ: “Tôi thề bằng cớ tôi đưa ra là thật, hoàn toàn sự thật, không gì ngoại trừ sự thật, nên Chúa ơi, giúp con.” Đức Chúa Trời là thẩm phán cuối cùng. Vì thế, khi chúng ta bẻ cong công lí bằng lời chứng giả, chúng ta hạ thấp nền tảng về kế hoạch của Chúa đó là công bằng cho mọi người (Cũng xem Xuất 18:21; Châm 17:15).
Gieo Sự Bất Hòa Giữa Vòng Anh Em
Chúa cũng ghét việc gieo sự bất hòa giữa vòng anh em. Tôi đoan chắc dù Châm ngôn 6 nói “anh em” nhưng chị em cũng có trong đó. Trái với sự bất hòa là sự hòa thuận, nghĩa là sự hiệp một, sự hài hòa và sự hợp nhất. Vua Đa-vít đưa ra phương cách giải độc cho những ai rơi vào việc gieo rắc sự bất hòa:
Tôi không ngồi chung với người gian trá,
Cũng không giao thiệp với kẻ đạo đức giả.
Tôi ghét bọn người gian ác,
Và không ngồi chung với những kẻ dữ.
Lạy CHÚA, tôi rửa tay tôi trong sự vô tội, Và đi quanh bàn thờ Ngài. Tôi cất tiếng cảm tạ,
Và loan truyền mọi công việc diệu kỳ của Ngài. Lạy CHÚA, tôi yêu mến đền Ngài ở và nơi vinh quang Ngài ngự. (Thi 26:4-8)
Chúng ta tránh liên lụy với những kẻ dối trá, kẻ giả hình và kẻ làm ác bằng cách yêu Chúa và yêu hội thánh Chúa. Khi chúng ta nhóm lại, cần nhấn mạnh lòng biết ơn và sự thành tín của Chúa cũng như điều kì diệu của Ngài phải được công bố. Nói về việc Chúa có thể dọn sạch căn nhà nhanh như lấp đầy căn nhà đó.
Điều này hoàn tất danh sách từ Châm ngôn 6 - nhưng có thêm một điều nữa Chúa ghét.
Gian Dâm, Ô Uế Và Thờ Thần Tượng
Anh chị em phải biết rõ điều này: mọi kẻ gian dâm, ô uế hoặc tham lam, vì tham lam là thờ thần tượng, đều không được hưởng cơ nghiệp trong vương quốc của Chúa Cứu Thế và của Đức Chúa Trời. Đừng để ai lừa dối anh chị em bằng những lời rỗng tuếch, chính vì những điều đó mà Đức Chúa Trời giáng cơn thịnh nộ trên những kẻ không vâng phục. (Êph 5:5-6)
Chúa không làm gì khác hơn là ghét những điều nào hạ thấp sự thân mật của chúng ta hay những điều nào lừa dối, hạ bệ, làm ô uế và hủy diệt chúng ta. Ba điều này - gian dâm (tất cả hoạt động tình dục trái với những nguyên tắc Kinh Thánh), ô uế (lời đùa giỡn tục tỉu, lời nói và hành vị dâm ô) và thờ thần tượng (tham lam và thèm muốn) là hầu như không thể tách biệt. Chúng ta thấy nó tràn lan trong phần lớn nền văn hóa của chúng ta dưới cái gọi là giải trí.
Lần nọ tôi bị mắc kẹt ngồi gần một người đàn ông đang xem Game of Thrones (Trò Chơi Vương Quyền) suốt 14 giờ từ LA đến Sydney (Thời điểm đó tôi rất biết ơn Chúa vì tôi chỉ có một con mắt.) Tôi cảm thấy bị ô uế khi tôi quay đầu sang nhìn hay đứng dậy để đi vệ sinh. Anh ta hoàn toàn bị cuốn hút. Khi ba tội này gộp lại và trớ trêu trước mắt chúng ta, nó sẽ trở nên bình thường. Buồn thay, chúng ta lại bắt đầu lại canh trạnh xem điều gì làm mua vui chúng ta hơn hết.