E5.1 Trưởng Lão - Chức Vụ Trưởng Lão Và Hành Chức Trưởng Lão
E5.1 Trưởng Lão - Chức Vụ Trưởng Lão Và Hành Chức Trưởng Lão
Mục Sư Dick Benjamin E5 - Trưởng Lão Theo Kinh Thánh - Biblical Eldership
CHỨC VỤ TRƯỞNG LÃO THEO KINH THÁNH
Phần 1: TRƯỞNG LÃO, CHỨC VỤ TRƯỞNG LÃO
VÀ HÀNH CHỨC TRƯỞNG LÃO
GIỚI THIỆU
Lời chứng cá nhân của Richard C. Benjamin Sr về kinh nghiệm của ông trong chức vụ và trong đời sống gia đình của mình.
Chúng ta được Chúa Jêsus phán dạy là phải rao giảng Phúc Âm cho toàn thế giới. Chúng ta được dạy bảo là phải môn đồ hóa những người hư mất sau khi họ đã được cứu. Nhưng ý định của Ðức Chúa Trời là xây dựng các Hội thánh giữa những người đó. Thật là một điều buồn lòng Chúa khi thấy nhiều người được cứu nhưng lại không được đưa vào các HT cách thích hợp để được chăm sóc. Mỗi con chiên đều cần một người chăn và một ràn chiên. Vậy là tôi sẽ nói về chức vụ trưởng lão theo Kinh Thánh.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. THÀNH VIÊN CỦA MỘT HỘI THÁNH ÐỊA PHƯƠNG
Khi viết thư cho HT Philíp, sứ đồ Phaolô bắt đầu bằng cách nói là gởi cho các thánh đồ, các chấp sự và các trưởng lão. Mỗi HT địa phương đều cần các thánh đồ, các chấp sự và các trưởng lão.
A. Các thánh đồ:
1. Chữ “ thánh” có nghiã là được thánh hóa hay biệt riêng ra cho công việc cuả Ðức Chúa Trời.
2. Trong cách sử dụng chung, thánh đồ nói đến tất cả các tín hữu trong Ðấng Christ.
B. Các chấp sự: từ liệu Hy-lạp chủ yếu nói về người đầy tớ
1. Từ này được dùng trong các bối cảnh khác nhau.
a. Những người giúp đỡ (Công vụ 19: 22)
b. Những nhà cầm quyền dân sự (Rôma 13: 4)
c. Những đầy tớ (nô lệ) (Rôma 16: 1; I Côrinhtô 3: 5)
d. Các thiên sứ (Hêbơrơ 1: 14)
Ðây là từ có nhiều nghĩa.
2. Các tiêu chuẩn (phẩm chất) theo Kinh thánh dành cho các chấp sự (Công vụ 6: 3; I Timôthê 3: 8- 14).
a. Họ là những người có đặc tính xuất sắc.
b. Trước tiên họ phải được chứng tỏ là xứng đáng.
c. Vợ cuả họ phải đáp ứng một số phẩm chất nhất định.
Khi viết thư cho HT tại Philíp, sứ đồ Phaolô viết cho các thánh đồ, các chấp sự và các trưởng lão.
C. Người Coi Sóc.
1. Từ này đã tự giải thích về mình rồi.
2. Những chỉ dẫn cho các trưởng lão.
3. Từ Milê, Phaolô sai mời các trưởng lão của HT Eâphêsô đến (Công vụ 20: 17)
4. “Anh em em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Ðức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Ðức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình.” (Công vụ 20: 28)
5. “Tôi gởi lời khuyên nhủ nầy cho các bậc trưởng lão trong anh em, tôi đây cũng là trưởng lão như họ, là người chứng kiến sự đau đớn của Ðấng Christ, và cũng có phần về sự vinh hiển sẽ hiện ra: hãy chân bầy của Ðức Chúa Trời đã giao phó cho an em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng nà làm” (I Phierơ 5: 1-2).
a. Các trưởng lão phải là những người chăn giữ bầy chiên.
b. Tất cả những ai ở trong chức vụ năm phương diện phải là các trưởng lão. Nó không có nghĩa là tất cả các trưởng lão đều ở trong chức vụ năm phương diện đó hết.
c. Họ không được cai trị (làm chủ) trên người khác.
d. Họ phải là những người chăn bầy của HT Ðức Chúa Trời.
6. Chúa Giêxu là Ðấng chăn Bầy số Một. Chúa Giêxu Christ với tư cách là Ðấng chăn Chiên Lớn có những người chăn bầy dưới quyền của Ngài. Nhưng Chúa Giêxu với tư cách là chủ thì không có những người chủ dưới quyền. Không có chỗ cho nhà độc tài hay cho người kiêu căng. Ðó là địa vị của chức vụ đầy tớ.
7. Trọng tâm của chúng ta là chứng minh rằng các trưởng lão là những người coi sóc.
II. SỰ SỬ DỤNG TỪ “ TRƯỞNG LÃO” TRONG KINH THÁNH
A.Trong Cựu Ước, từ này được dùng trong các sách: Xuất ê díp tô ký, Lê vi ký, Dân số ký, Phục truyền luật lệ ký, Giô suê, Các quan xét, Ru tơ, I Samuên, II Samuên, I Sử ký, II Sử ký, Exơra, Gióp, Thi thiên, Ðại tiên tri và tiểu tiên tri.
B. Trong Tân Ước, nó được dùng trong các sách Phúc Aâm và Công vụ.
Dù nhiều người trong số đó là các trưởng lão xấu, nhưng nguyên tắc vẫn còn đó (Mathiơ 16: 21; Công vụ 4: 5- 8).
III. CÓ BAO NHIÊU TRƯỞNG LÃO TRONG MỘT HỘI THÁNH ÐỊA PHƯƠNG?
A. Có thể có một diễn giả chính.
B. Thường thì có một vài. Ðức Chúa Trời muốn có nhiều trưởng lão trong HT.
1. “ Phaolô và Banaba khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi HT…” (Công vụ 14: 23).
2. “ Từ thành Milê, Phaolô sai người đến thành Êphêsô, mời các trưởng lão trong HT đến ” (Công vụ 20: 17).
3. “ Ta đã để con ở lại đảo Cơrết đặng … lập những trưởng lão trong mỗi thành ” (Tit1: 5).
4. “ Trong anh em có ai đau ốm chăng? hãy mời các trưởng lão HT đến ” (Giacơ 5:14).
IV. HỌ ÐƯỢC LẬP LÊN LÀM TRƯỞNG LÃO RA SAO?
A. Bởi đủ phẩm hạnh.
1. Chúa bảo Môise lập các trưởng lão (Dân số ký 11: 16- 17).
2. Nó không phải một cuộc đua có tính chất phổ thông .
3. Ðức Chúa Trời muốn một số người trở thành trưởng lão trong HT địa phương.
B. Bởi được chỉ định (lập lên).
1. Phaolô và Banaba đã lập lên các trưởng lão (Công vụ 14: 23; Tit 1:5).
2. Họ là những con người trưởng thành.
3. Những nhà lãnh đạo của các HT phải vững vàng và đem các chức vụ khác đến kết quả.
V. CÔNG TÁC CỦA CÁC TRƯỞNG LÃO TRONG HỘI THÁNH THỜI TÂN ƯỚC.
A. Họ không chỉ mời và đuổi các mục sư đi, họ phải coi sóc HT.
1. Hãy giữ chính mình các bạn và luôn cả bầy của mà Ðức Thánh Linh đã lập các bạn làm người coi sóc (chăn giữ).
2. Dù có nhiều người tham dự vào tiến trình này, nhưng Ðức Thánh Linh mới là Ðấng điều hành (điều phối, sắp đặt, bố trí, lèo lái) tiến trình đó.
3. Họ phải coi sóc (I Phierơ 5: 2).
4. Sự coi sóc được thực hiện ở mức độ địa phương.
TÓM LƯỢC
Sự chăn giữ không thể thực hiện ở mức độ rộng được. Nó phải được thực hiện ở cấp độ địa phương bởi các trưởng lão là những người làm trọn các quy định này. Tôi thúc giục các bạn hãy đào tạo những con người có phẩm cách và khả năng. Hãy dùng họ ở cấp độ địa phương và hãy để Ðức Chúa Trời hướng dẫn. Rồi sai phái họ đi ra mở các HT địa phương khác.
THẢO LUẬN NHÓM
1. Hãy nói đến ý nghĩa của từ “ chấp sự ” trong bài học này và hãy thảo luận ai đang được gọi là các chấp sự trong HT của bạn? Hãy đề cập đến những chức viên là những người đang làm công việc đó nhưng không đang được gọi là các chấp sự hay nữ chấp sự.
2. “ Chấp sự ” có phải là một danh xưng trong Tân Ước không hay nó nói đến một sự phục vụ cần có?
3. Các từ” người coi sóc ”, “ trưởng lão ” và “ giám mục ”được dùng thay thế nhau trong Tân Ước và nói đến cùng một chức vụ. Những chức viên này là ai trong HT đầu tiên? Người tương đương với họ trong HT ngày hôm nay là ai?
4. Các tước hiệu: Giáo trưởng và Tổng giám mục có được dùng trong Tân Ước không?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy nghiên cứu Công vụ 6: 1- 4 và I Timôthê 3: 8- 14 và liệt kê những phẩm chất cần có của một chấp sự trong HT.
2. Hãy tìm một cuốn Thánh Kinh phù dẫn rồi hãy liệt kê các câu Kinh Thánh sử dụng từ “trưởng lão ” trong Cựu Ước. Cũng hãy để ý đến văn mạch và cách sử dụng từ đó.
3. Bài học khuyên có bao nhiêu trưởng lão trong một HT địa phương?
4. Các trưởng lão được nhận ra và đặt để trong chức vụ như thế nào? Dân số ký1:16- 17; Công vụ 14: 23; Tit 1: 5.
E5.1 Trưởng Lão - Chức Vụ Trưởng Lão Và Hành Chức Trưởng Lão
00:00 / 46:48
  • 1. E5.1 Trưởng Lão - Chức Vụ Trưởng Lão Và Hành Chức Trưởng Lão 46:48
  • 2. E5.2 Công Tác Và Các Mối Quan Hệ Của Các Trưởng Lão Trong HT Tân Ước 49:41
  • 3. E5.3 Các Phẩm Chất Của Trưởng Lão 47:47
  • 4. E5.4 Chức Vụ Năm Phương Diện 49:04
  • 5. E5.5 Chức Vụ Năm Phương Diện (Tiếp Theo) 51:22