C2.1 Khuôn Mẫu Về Đào Tạo Chức Vụ
C2.1 Khuôn Mẫu Về Đào Tạo Chức Vụ
Tiến Sĩ Stan Dekoven C2 - Huấn Luyện Tại Cơ Sở Hội Thánh - Church Based Training
CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM ) C2.
NỀN TẢNG HUẤN LUYỆN HỘI THÁNH
Tác giả: Dr. Stan Dekoven
PHẦN 1: KHUÔN MẪU VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA LỜI GIỚI THIỆU
Khi Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ của Ngài trên đất, Ngài đã bắt đầu giảng dạy như một “giáo sư đến từ Đức Chúa Trời đến” (GiGa 3:1-2). Không còn nghi ngờ gì về việc Chúa Jêsus đã đến thế gian để làm Đấng Cứu Thế cho chúng ta. Ngài đã hoàn tất chương trình cứu rỗi thông qua sự chết của Ngài trên thập tự giá và Ngài đã sống lại. Nhưng mục đích của Chúa Jêsus là dấy lên các nhà lãnh đạo cho thế hệ sau. Vì vậy, Ngài đã dốc đổ hết tâm lực của mình cho các môn đệ Ngài. Và Chúa Jêsus chính là tấm gương sống động vĩ đại vẫn còn giá trị cho chúng ta cho đến ngày nay. Lời tuyên xưng của Ni-cô-đem trong phân đoạn Kinh Thánh này là một sự thật hiển nhiên: Chúa Jêsus là một giáo sư. Và thời đại chúng ta ngày nay, thực tế là nếu chúng ta muốn hầu việc Chúa có kết quả, thì chúng ta cũng phải là những giáo sư giảng dạy hiệu quả. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu rằng chúng ta có giảng dạy đúng phương pháp và có hệ thống? Hay là chỉ giảng dạy lung tung tùy hứng? Theo Kinh Thánh Cựu Ước, việc huấn luyện người hầu việc Chúa do Đức Thánh Linh soi dẫn sản sinh ra từ trường của các tiên tri. Điều đó vẫn là kế hoạch cho ngày nay khi chúng ta thấy cách Chúa Jêsus sắp xếp cách có kế hoạch cho các môn đồ của Ngài. Ngài đã dạy họ những điều hết sức quan trọng. Chúa Jêsus đã tóm tắt mục tiêu cho cuộc đời họ trong Mat Mt 28:16-20.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. ĐẠI MẠNG LỆNH (28:16-20)
A. Giao phó chức vụ . “Hãy đi khắp thế gian …môn đệ hóa” Mọi quốc gia, mọi dân tộc. Dạy họ gìn giữ những điều răn của Chúa. B. Trọng tâm của chức vụ Giảng dạy, huấn luyện và dấy lên những người nam và nữ của Chúa phục vụ cách hiệu quả trong vương quốc của Đức Chuá Trời. II. SỰ BÙNG NỔ TRONG THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM A. MẠNG LỆNH (Cong Cv 1:6-8) Rao giảng Tin Lành khắp đất.
B. SỰ TUÔN ĐỔ CỦA THÁNH LINH (2:1-4)
Những kết quả đầy năng quyền (2:5-47) Mỗi ngày các môn đồ nhóm họp nhau lại tại đền thờ để nghe các sứ đồ giảng dạy. Các sứ đồ đã dạy dỗ những gì? Họ dạy mọi điều mà Chúa Jêsus đã truyền cho họ.
C. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC NAN ĐỀ TRONG HỘI THÁNH (6:1-7).
Giải pháp của các sứ đồ. Chọn lựa bảy chấp sự (chấp sự Hội Thánh). Lời chứng và sự chết của Ê-tiên (7:1; 8:1). Hội Thánh bị bắt bớ (8:1-3). III. SỰ THAY ĐỔI KỊCH TÍNH A. Kinh nghiệm tại thành An-ti-ốt (11:19-30). Cơn bắt bớ đã đẩy các môn đồ tản lạc khắp nơi. Phần lớn các tín đồ chỉ làm chứng cho những người Giu-đa mà thôi. Nhưng cũng có vài người bắt đầu giảng dạy cho dân ngoại nữa. Và nhiều người đã trở lại tin nhận Chúa qua chức vụ của họ. Vậy họ là ai? Những người có thể nói tiếng Hy Lạp. Những người đã được các sứ đồ huấn luyện. Tin tức về sự phục hưng đã lan ra đến Giê-ru-sa-lem. 1. Ba-na-ba đã được sai đi để làm vững đạo, ông là một người sốt sắng, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khôn ngoan và đầy đức tin. Ba-na-ba đưa Sau-lơ đến thành An-ti-ốt để giảng đạo. Trọn 1 năm tại thành An-ti-ốt, Ba-na-ba đã dạy họ và đặt trong lòng các môn đồ một nền tảng vững chắc. Ông đã dạy họ những điều mà ông đã được học từ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem về cuộc đời và chức vụ của Chúa Jêsus trong thành Giê-ru-sa-lem. Công việc phát triển vượt ngoài khả năng của Ba-na-ba. 2. Hoàn cảnh của Sau-lơ. Ông phải học biết về đời sống của Hội Thánh là như thế nào thông qua Ba-na-ba. Những lời giảng của Ba-na-ba và Sau-lơ tại thành An-ti-ốt có kết quả nhiều đến nỗi người thế gian bắt đầu nhận biết rằng có bàn tay Thượng Đế trong đời sống họ. Người ta gọi các sứ đồ là “Cơ Đốc Nhân”, những Đấng Christ nhỏ. Chính tại Hội Thánh này Sau-lơ sau gọi là Phao-lô. Phao-lô đã học được kiểu mẫu để xây dựng Hội Thánh địa phương.
B. NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐƯỢC DẤY LÊN TỪ TRONG HỘI THÁNH (13:1-3) 1.
Tại Hội Thánh An-ti-ốt có mấy giáo sư và mấy nhà tiên tri. Họ đến từ đâu? Tất cả họ đều đã đến từ Hội Thánh địa phương được dạy dỗ và giảng đạo Lời Chúa dưới sự hướng dẫn của Ba-na-ba và Sau-lơ, nhiều tín đồ đã được trưởng thành và cuối cùng đã thật sự bước vào chức vụ trong Hội Thánh. Hội Thánh địa phương là một trong những động lực bùng nổ của sự giảng dạy trong phòng thí nghiệm được chọn của Đức Chúa trời, Có sự cầu nguyện và kiêng ăn. Sau đó Đức Thánh Linh đã phán để biệt riêng những người tốt nhất trong số họ. 2. Nhưng trong cùng một Hội Thánh lại có những người lãnh đạo đủ năng lực đã được dấy lên có thể chăm lo cho công việc Chúa khi Ba-na-ba và Sau-lơ ra đi để tiếp tục nhiệm vụ của họ. C. Phao-lô hoàn thành chức vụ tại Ê-phê-sô (19:1-20) Phao-lô giảng dạy cho các môn đồ trong 2 năm. Ông đã dạy họ những gì? Mọi điều mà Chúa Jêsus đã ban cho ông qua sự mặc khải trực tiếp. Ông đã dạy họ một cách có hệ thống. Ông cũng dạy họ về Kinh Thánh Cựu Ước, cuộc đời Chúa Jêsus, các phép lạ, báp-têm Thánh Linh và những ân tứ của Đức Thánh Linh. Ông dạy thần học lẫn cách áp dụng lời Chúa trong đời sống. 2. Phao-lô biết rằng việc đem người ta đến với Christ hoặc thậm chí là hướng dẫn họ được báp têm Thánh Linh vẫn chưa đủ. Mỗi tín đồ đều xứng đáng có được cơ hội để được huấn luyện và trang bị đầy đủ những hiểu biết về Chúa. Phao-lô đã huấn luyện các môn đồ tại thành phố Ê-phê-sô. Khi một người được tái sanh, người ấy phải được huấn luyện về những điều thuộc Đức Chúa Trời và phòng thí nghiệm của Đức Chúa Trời và làm điều này tại Hội Thánh địa phương. 3. Kết quả trong chức vụ giảng dạy của Phao-lô (19:11) Làm những phép lạ kỳ diệu đã xãy ra. Phương cách của Đức Chúa Trời là huấn luyện con cái Ngài linh nghiệm quyền năng Đức Thánh Linh trong chính Hội Thánh địa phương để từ đó toàn cõi Á châu đều được nghe Tin Lành của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu làm cho Phúc Âm của Ngài lan ra khắp đất. Kế hoạch của Ngài là: huấn luyện ngay trong Hội Thánh địa phương.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận việc Đức Chúa Trời giao phó chức vụ cho Hội Thánh và làm thế nào để điều này có thể thực hiện cách hiệu quả cho Hội Thánh ngày nay. Nếu chức vụ giảng dạy của chúng ta là để đào tạo những môn đồ đắc lực, hiệu quả vậy hãy thảo luận để rút ra nên có một chương trình giảng dạy như thế nào. Thảo luận về những cơ hội khác nhau trong Hội Thánh địa phương của bạn trang bị cho các môn đồ hầu việc Chúa cách kết quả. Và bằng cách nào Chương Trình Giảng Dạy Quốc Tế này có thể giúp bạn cải tiến chất lượng giảng dạy.
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 2:42-47; 11:19-30; 19:1-20 và sơ lược việc các môn đồ được phát huy và được dấy lên để bước vào các vị trí lãnh đạo trong Hội Thánh đầu tiên như thế nào. Phương cách này có thể được thực hiện như thế nào trong Hội Thánh địa phương của bạn?
C2.1 Khuôn Mẫu Về Đào Tạo Chức Vụ
00:00 / 52:29
  • 1. C2.1 Khuôn Mẫu Về Đào Tạo Chức Vụ 52:29
  • 2. C2.2 Mục Tiêu Và Đối Tượng Của Chức Vụ Giáo Dục 51:13
  • 3. C2.3 Vạch Kế Hoạch Cho Viện Thần Học Của Hội Thánh Của Bạn 52:30